Với thời đại công nghệ số, người ta quan tâm đến Blockchain là gì. Trong làn sóng 4.0, Blockchain có thể coi là “chìa khóa” của nền tảng công nghệ thông tin tương lai.
Blockchain là gì? Đây là một chủ đề được bàn luận vô cùng nhiều và rất được quan tâm. Khi nói về Blockchain, sẽ có rất nhiều tranh cãi. Cùng tìm hiểu về công nghệ thời đại này ngay qua bài viết này nhé.
Để hiểu hơn về Blockchain là gì, cơ chế hệ thống của nó như thế nào thì cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Blockchain là gì? Đây là một công nghệ dạng chuỗi, khối. Nó cho phép dữ liệu được truyền tải một cách vô cùng an toàn thông qua hệ thống mã hóa rất phức tạp. Nó giống như một cuốn số kế toán của công ty vậy, một cuốn sổ mà tiền được quản lý, giám sát một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ và ghi nhận tất cả mọi giao dịch.
Mỗi một khối này sẽ chứa các thông tin về thời gian và được liên kết với khối trước đó, kèm theo một mã hóa thời gian cùng dữ liệu giao dịch.
Blockchain cũng là một công nghệ sinh ra để chống sự gian lận và khiến dữ liệu không bị thay đổi.
Sau khi tìm hiểu Blockchain là gì thì chắc chắn không thể bỏ qua lịch sử hình thành của nó.
Công nghệ của Blockchain đã được lên ý tưởng từ năm 1991. Khi W. Scott Stornetta và Stuart Haber đã đem đến một giải pháp rất thực tế, nhằm đánh dấu thời gian của các văn bản số. Hệ thống này đã dùng một chuỗi các khối được mã khóa bằng mật mã và lưu trữ được những văn bản số được đánh dấu thời gian.
Đến năm 1992, những cây Merkle đã được tính hợp cùng hệ thống này khiến nó đạt hiệu quả hơn và cho phép một khối có thể dễ dàng tập hợp một vài văn bản với nhau.
Đến năm 2004, Harold Thomas Finney II đã đưa ra một hệ thống là Proof Of Work (Tái sử dụng/RPoW) - Đây chính là một bước rất quan trọng đánh dấu lịch sử tiền điện tử.
Đến cuối năm 2008, đã có một cuốn sách nói về tiền điện tử - Bitcoin ra đời bởi cái tên Satoshi Nakamoto. Dựa trên những thuật toán trên, “thợ đào Bitcoin” có thể nhận thưởng bằng cách sử dụng cơ chế RPoW và được xác minh bằng các node phi tập trung ở trên mạng. Và cho đến năm 2009, Bitcoin chính thức ra đời khi Satoshi đào được khối Bitcoin đầu tiên. Đây chính là một dạng đầu tiên của Blockchain được ra đời.
Cho đến bây giờ, Blockchain được xem là một công nghệ tương lai và đang được phát triển mạnh mẽ, cũng như được sự tín nhiệm của tập đoàn lớn như: IBM, Citibank,...
Khi đã hiểu Blockchain là gì thì hệ thống của Blockchain sẽ được chia làm 3 loại hệ thống như sau:
Nói về công nghệ của Blockchain thì nó có 3 loại công nghệ cơ bản như sau:
Cho đến nay, Blockchain gồm có 3 phiên bản chính như sau.
Đây chính là phiên bản đầu tiên của Blockchain. Ứng dụng chính cỏ nó chính là liên quan đến tiền mã hóa.
Ứng dụng này gồm các công việc về tiền tệ, kiều hối, tạo lập thống kê thanh toán.
Với phiên bản 2.0 này chính là nó ứng dụng trong ngân hàng và giao dịch tài chính. Nó sẽ được đưa vào để tích hợp với các ứng dụng của thị trường, tài chính.
Các tài sản của phiên bản này gồm: cổ phiếu, chi phiếu, quyền sở hữu, ghi nợ, hoặc liên quan đến hợp đồng, thỏa thuận.
Ở phiên bản này, đây là phiên bản cao nhất của Blockchain cho đến thời điểm hiện tại.
Nó không chỉ phục vụ cho lĩnh vực ngân hàng, tài chính mà còn vươn ra trong các lĩnh vực giáo dục, y tế… Đặc biệt là thời đại hiện nay khi công nghệ 4.0 càng ngày càng chiếm xu hướng trên thị trường.
Và nhất là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 như hiện tại thì công nghệ này đang vô cùng thăng hoa.
Vậy, những điểm nào khiến công nghệ này trở thành công nghệ hàng đầu thế giới như hiện nay?
Có thể thấy, bản chất của Blockchain sinh ra đã là sự tin tưởng. Có thể biến tiền cược trở thành một bản hợp đồng đầy đủ pháp lý và nó đem đến sự tin cậy từ bên thứ 3.
Chính vì thế, Blockchain có một số đặc điểm vô cùng nổi bật như sau:
Kết hợp với tính minh bạch, Blockchain càng khiến cho người dùng tin tưởng hơn bao giờ hết.
Nhiều người khi nói đến Blockchain là nghĩ ngay đến việc đầu tư, chơi Bitcoin. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này là hai khái niệm riêng biệt nhưng có mối liên kết với nhau.
Với Blockchain, đây là công nghệ dùng để ghi chép thông tin. Cùng sự minh bạch, quyền riêng tư ẩn danh tuyệt vời và là các khối dữ liệu không thể thay đổi và rất khó để đánh cắp nó.
Tiền điện tử là một trong những cách phổ biến nhất để sử dụng blockchain.
Còn với Bitcoin, nó là đồng tiền điện tử cryptocurrency đầu tiên được ra đời, nhưng không phải là tiền điện tử duy nhất. Và các đồng tiền điện tử này đều có công nghệ Blockchain riêng biệt.
Giống như các đồng tiền điện tử khác như Litecoin, Dogecoin hay Ethereum, Bitcoin có một nguồn cung cấp hạn chế hơn và không có thêm một loại đồng Bitcoin nào được tạo ra từ hệ thống khi đạt đến nguồn cung tối đa.
Mã nguồn của Bitcoin cũng là mã nguồn mở. Bất kỳ ai cũng có thể xem và sao chép mã một cách dễ dàng.
Những thông tin này chắc hẳn bạn đã hiểu ra sự khác nhau giữa Blockchain và Bitcoin rồi phải không?
Khi đã tìm hiểu kỹ càng Blockchain là gì cũng những thông tin liên quan và đặc điểm nổi trội của công nghệ này thì chắc hẳn bạn đã thấy sự tuyệt vời của nó. Cũng như tính ứng dụng thực tế của Blockchain hiện nay.
Blockchain có thể áp dụng vào: Công nghệ chế tạo, công nghệ truyền thông viễn thông, dịch vụ tài chính, nghệ thuật giải trí, bảo hiểm, bất động sản, nông nghiệp, vận tải và logistics hoặc công nghệ hạ tầng kỹ thuật…
Sẽ rất tuyệt vời nếu công nghệ này càng ngày càng phát triển và áp dụng vào thực hiện hiện nay để làm phát triển công nghệ cho các ngành nghề, cũng như đảm bảo tính minh bạch.
Khi đã tìm hiểu về Blockchain là gì, cùng xem top 10 câu hỏi mà nhiều người hay thắc mắc nhất về công nghệ số tuyệt vời này nhé!
Có thể thấy, Blockchain thực sự thay đổi được thị trường. Nó giúp cho chúng ta kiểm soát được giao dịch, bảo mật quyền riêng tư và cung cấp thông tin một cách nhanh nhất cũng như khả năng lưu trữ thông tin tuyệt vời. Cùng với đó là hệ thống mã hóa không thể làm dữ liệu bị thay đổi. Nó ngăn chặn được sự tấn công đến các dữ liệu, đem đến cảm giác yên tâm, an toàn cho người dùng.
Chính vì thế, đây là một công nghệ của tương lai và nó đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trên đây là bài viết của Kịch Trần đã cung cấp thông tin xung quanh Blockchain là gì. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Blockchain và tầm quan trọng của công nghệ số này ở hiện tại và trong tương lai sắp tới.