Chỉ Báo MACD Là Gì?

Bài viết bởi Vương Anh Quân ngày Tháng ba 28, 2021

MACD là một chỉ báo trễ, được sử dụng nhiều trong phân tích kỹ thuật Forex, giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc đưa ra các chiến lược đầu tư của mình.

Trong phân tích kỹ thuật thị trường, sử dụng chỉ báo là việc vô cùng quan trọng. Trong đó, chỉ báo MACD được xem là một trong những chỉ báo khá phổ biến, được nhiều Trader chuyên nghiệp đánh giá cao. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, thì quan tâm đến chỉ báo này là rất cần thiết để có thể dễ dàng đưa ra các chiến lược giao dịch. Vậy, chỉ báo MACD là gì và sử dụng nó như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây với team Kịch Trần.

Chỉ báo MACD là gì?

MACD là tên viết tắt của Moving Average Convergence Divergence. Dịch sát nghĩa thì khái niệm này được hiểu là: Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ. Tuy nhiên các nhà đầu tư thường gọi MACD là chỉ báo trễ. Đây là một dạng chỉ báo kỹ thuật, trước kia được sử dụng rộng rãi trong quá trình phân tích chứng khoán. Khi thị trường Forex phát triển mạnh mẽ thì MACD cũng được sử dụng để giao dịch Forex và cho thấy hiệu quả khá ấn tượng.

Về bản chất của MACD, nó được thể hiện bởi các đường chỉ báo cơ bản, theo quy tắc nhất định. Chỉ báo này được phát triển vào năm 1979 bởi Gerald Appel, một chuyên gia quản lý tài sản chuyên nghiệp với kinh nghiệm hơn 35 năm trên thương trường. Hơn nữa, ông cũng là đồng tác giả của 15 cuốn sách chuyên về đầu tư, viết rất nhiều bài báo mang tính chất hướng dẫn kỹ thuật phân tích thị trường, được đông đảo nhà đầu tư toàn thế giới quan tâm tìm hiểu.

MACD là chỉ báo kỹ thuật phổ biến trong Forex
MACD là chỉ báo kỹ thuật phổ biến trong Forex

Vậy, chỉ báo MACD thể hiện điều gì? Nó chính là những tiết lộ cơ sở để cho thấy những thay đổi về sức mạnh, hướng di chuyển, sau đó là động lượng và cuối cùng là thời gian của một xu hướng giá cố định. Thông qua 3 dữ liệu liên tiếp là MACD, đường signal và Histogram,  nó là một sự kết hợp trượt trung bình để Trader có thể nhận biết được các xu hướng giá tiếp diễn và có được quyết định đặt lệnh chuẩn xác nhất.

Mặc dù được hội tụ từ 3 dữ liệu, nhưng chỉ báo MACD chỉ gồm 2 đường:

  • Đường cong màu xanh gọi là đường cong MACD.
  • Đường màu đỏ gọi là đường tín hiệu.

Giữa 2 đường này sẽ có một biểu đồ kèm theo. Thông qua biểu đồ, Trader có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa 2 đường này. Chỉ báo MACD sẽ dao động quanh giá trị 0 và vô cùng, có thể là trên cùng của đỉnh giá hoặc dưới cùng của đáy giá.

Công thức tính chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD chính là một loại chỉ báo cho thấy sự khác biệt giữa các giai đoạn ngắn hạn (thường là 12 giai đoạn) với các giai đoạn dài hạn ( thường là 26 giai đoạn). Chính vì vậy, công thức tính chỉ báo MACD cũng sẽ được dựa vào các giai đoạn ngắn hạn hay dài hạn này.

Công thức tính MACD dựa vào các chu ký ngắn hạn và dài hạn
Công thức tính MACD dựa vào các chu ký ngắn hạn và dài hạn

MACD sẽ được tính bằng cách dùng hàm mũ (EMA) của giai đoạn ngắn hạn trừ đi hàm mũ của giai đoạn dài hạn. Nguyên nhân là vì EMA ngắn hạn sẽ di chuyển liên tục và hội tụ về mức 0, trong xu hướng chính của nó là tách khỏi EMA dài hạn. (Ví dụ trong một giai đoạn tăng giá dài thì sẽ có nhiều phân đoạn giảm giá nhỏ hơn, nên 2 EMA này ngược hướng nhau và có xu hướng tách xa nhau). Chính bởi nguyên nhân này mà MACD sẽ dao động giữa 0 và vô cùng.

Công thức cụ thể của MACD:

Đường MACD = EMA 12 - EMA 26

Phân loại chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD được chia làm 3 loại cụ thể như sau:

Đường MACD cắt đường tín hiệu

Đường MACD được xem là đường tín hiệu chính của chỉ báo. Đường MACD sẽ giao với đường tín hiệu và nó là đường cảnh báo về khả năng thay đổi hướng của biến động giá.

Trong trường hợp đường cong MACD giao với đường tín hiệu từ dưới lên, lúc này chỉ báo MACD sẽ cho thấy thị trường sẽ đẩy giá cao hơn nữa và lúc này, tốt nhất nhà đầu tư nên Mua vào sẽ có lợi nhất.

MACD cắt đường tín hiệu
MACD cắt đường tín hiệu

Ngược lại, nếu chỉ báo MACD giao với đường tín hiệu từ trên xuống, thì xu hướng giá sẽ có dấu hiệu giảm. Lúc này, nhà đầu tư nên bán ra để chốt lời hoặc cắt lỗ trước khi giá có dấu hiệu đi xuống rõ ràng hơn. Trong trường hợp này, bán tháo chính là giải pháp hữu hiệu nhất, đặc biệt với những ai hôm nhiều tài sản. nếu không, nguy cơ thua lỗ đến cháy tài sản là rất cao

Đường MACD cắt đường Zero

Trong trường hợp đường cong MACD cắt đường zero, thì lúc này trượt trung bình sẽ tạo nên các chỉ báo khác nhau. Trong đó, nhà đầu tư nên mua nếu đường cong MACD tăng mạnh vượt qua phía trên đường zẻo và ngược lại, bán nếu đường cong MACD vượt dưới đường zero.

Đường MACD di chuyển cùng hướng giá hoặc ngược hướng giá

Đây cũng là một trường hợp phổ biến của chỉ báo MACD. Trong trường hợp nếu MACD di chuyển cùng hướng giá thì hiện tượng hội tụ sẽ xảy ra, đường MACD sẽ có lúc trùng với đường giá. Tuy nhiên, nếu nó di chuyển ngược hướng giá thì sẽ xảy ra hiện tượng phân tán và giá có thể đi chệch hướng so với hiện tại, nhà đầu tư cần cảnh giác thị trường đang có biến động mạnh mẽ. Nên bình tĩnh và kết hợp với một số chỉ báo khác để có thể đưa ra quyết định giao dịch có lợi nhất. 

MACD phân kỳ và hội tụ
MACD phân kỳ và hội tụ

Sử dụng MACD như thế nào trong giao dịch Forex?

Để giao dịch Forex hiệu quả với chỉ báo MACD không phải là điều đơn giản. Công cụ này rất linh loạt và thường thì một Trader giàu kinh nghiệm sẽ sử dụng nó kết hợp với việc phân tích giá. Nhìn chung, quy trình áp dụng MACD vào giao dịch được thể hiện qua các bước dưới đây:

  • Phân tích kỹ thuật sử dụng MACD trong nền tảng MT4, tập nhận biết 2 đường trung bình cộng và đường biểu đồ của MACD. Đối chiếu với lịch sử giao dịch cũng như giá trước đó để thấy được tính khả thi và khả năng dự báo của MACD.
  •  Chia MACD thành hai loại: Tín hiệu MACD tăng, tín hiệu MACD giảm. Với MACD tăng, sẽ mở các giao dịch dài và có thể mua. Với tín hiệu MACD giảm thì thực hiện ngược lại, mở giao dịch ngắn và ưu tiên bán.
  • Sử dụng lệnh dừng lỗ Stop loss trong tất cả các giao dịch cùng MACD. Đây là nguyên tắc đầu tư Forex bất di bất dịch mà bất cứ Trader nào cũng cần phải nhớ.
  • Gữ lệnh MACD cho đến khi nhận thấy 1 dấu hiệu ngược với xu hướng ban đầu. Khi có một tín hiệu MACD ngược, đây là lúc tốt nhất để kết thúc giao dịch. Ngoài ra, bạn cũng có thể tùy chỉnh quản lý giao dịch theo phân tích cá nhân của mình.
  • Thời điểm tốt nhất để áp dụng chỉ báo MACD sẽ phụ thuộc vào chiến lược của từng Trader. Do đó, tốc độ là cần thiết để đảm bảo nhận được tín hiệu chuẩn xác, không quá sớm cũng không quá trễ từ MACD.

Hạn chế của MACD là gì?

Theo thống kê từ những Trader đã sử dụng chỉ báo MACD, đây là một chỉ báo thực sự hữu ích cho bất kỳ giao dịch tài chính nào trên thị trường Forex. Nó cho thấy một dấu hiệu rõ ràng, là một thước đo tốt để nhận biết được xu hướng giá cũng như giúp nhà đầu tư có thể đọc vị được thị trường có đang bị mua hay bán quá mức hay không.Song, ngoài những ưu điểm thì chỉ số này cũng có khá nhiều nhược điểm.

Nhược điểm thứ nhất của chỉ số MACD chính là nó mang tính chủ quan với từng người dùng. Đây cũng là nhược điểm chung của hầu hết các chỉ số kỹ thuật khác trên thị trường. Mỗi Trader sẽ có cách cài đặt khác nhau, vì vậy nó sẽ cho ra nhiều kết quả khác nhau từ người này sang người kia. Các giá trị trung bình là không giống nhau ở từng Trader và thay vì đưa các ngày trung bình như 12, 26 thì nhiều người có thể đưa ra các con số khác nhau.

MACD mang tính chủ quan dựa vào từng nhà giao dịch
MACD mang tính chủ quan dựa vào từng nhà giao dịch

Thứ 2, không phải lúc nào MACD cũng hoạt động tốt. Sẽ có những thời điểm mà chỉ báo này cho kết quả tối ưu và có những thời điểm nó hoàn toàn không có tác dụng. Thế nhưng nhận biết được điều này không phải là điều dễ dàng. Nguyên nhân là vì chỉ báo MACD sẽ có cách thức hoạt động khác nhau ở những thị trường khác nhau. Ví dụ trong thị trường chứng khoán nó sẽ không giống với thị trường tiền tệ. Theo thống kê, thì MACD sẽ hoạt động tốt nhất ở các khung thời gian như biểu đồ hàng tuần.

Thứ 3, các chỉ số trung bình động được tính là các chỉ số lagging, về cơ bản thì nó sẽ có giá trị đo lường các tiêu chí về giá đã xảy ra trong quá khứ. Do đó, khi đưa ra tín hiệu giao dịch cho các nhà đầu tư, nó có thể bị chậm trễ và sẽ không có tác dụng cho các giao dịch trong tương lai. Để khắc phục vấn đề này, Trader sẽ được khuyến khích sử dụng các biểu đồ dài hạn để phân tích, từ đó MACD cũng sẽ cho xác suất chính xác hơn.

MACD có thể là một tín hiệu trễ không hiệu quả để đặt lệnh
MACD có thể là một tín hiệu trễ không hiệu quả để đặt lệnh

Thứ 4, ngoài việc đưa tín hiệu trễ thì nó cũng có thể đưa tín hiệu sớm. Đó chính là tín hiệu phân kỳ động lượng. Tín hiệu này đưa ra dự báo thị trường đảo chiều quá sớm. Từ đó mà nhà giao dịch có thể bị thua lỗ nếu hấp tấp thực hiện giao dịch theo chỉ báo.

Vì sao lại có trường hợp này? Chúng ta sẽ xét đến loại chỉ báo MACD theo xu hướng hội tụ hoặc phân kỳ. Không phải lúc nào nó cũng là dấu hiệu cho một thị trường đảo chiều. Trong nhiều trường hợp, các tín hiệu đảo chiều chỉ là sự lấy đà tăng giảm nhẹ để thị trường có thêm động lực đi lại đúng xu hướng giá ban đầu của nó. Lúc này, Trader dựa vào chỉ báo MACD để giao dịch sẽ chỉ nhận lấy thất bại và thua lỗ nặng.

Giải pháp cho trường hợp này chính là Trader cần kết hợp thêm với các chỉ báo khác để có thể có được sự phân tích thị trường toàn cảnh một cách khách quan và chính xác. Bên cạnh đó, cũng cần phải tham khảo các tin tức thị trường từng ngày để đưa ra được các quyết định giao dịch chuẩn xác, hạn chế tối đa khi thua lỗ. Sau nhiều lần giao dịch, bạn sẽ nhận thấy được tính chu kỳ của nó, rút ra được kết luận thời điểm nào nó hoạt động tốt nhất và có biện pháp áp dụng chuẩn xác cho giao dịch của mình.

Nên kết hợp MACD cùng nhiều chỉ báo kỹ thuật khác
Nên kết hợp MACD cùng nhiều chỉ báo kỹ thuật khác

Thứ 5, trong 1 vài trường hợp, chỉ báo MACD cũng có thể nhận định sai thị trường. Điều này xảy ra nhiều nhất khi thị trường đi ngang. Lúc này, MACD có thể nhầm là nó đang đi lên hoặc xuống, vô tình MACD sẽ bị kéo ra xa các cực trị và bị hút về 0 trong khi thị trường không hề có bất cứ sự đảo chiều nào. Vì vậy, hãy nhìn vào thực tế thị trường, thay vì phụ thuộc tất cả vào MACD.

Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số những câu hỏi thường gặp về chỉ báo MACD khi giao dịch Forex.

Kết luận

Rõ ràng MACD là một chỉ báo khó và nếu không có đủ kỹ năng thì một Trader mới vào nghề rất khó có thể nắm bắt được chỉ số này. Mặc dù vẫn còn vài hạn chế nhất định, nhưng nó cũng cho thấy được hiệu quả phân tích thị trường khá sát sao và có thể ứng dụng được vào thực chính. Chính vì vậy, nếu thực sự muốn đầu tư nghiêm túc vào thị trường Forex, Trader cần phải tìm hiểu, thử thực hành và ứng dụng MACD trong các chiến lược giao dịch của mình. Chúc các bạn thành công cùng MACD!

Bài viết bởi Vương Anh Quân
Chào mừng bạn đến với Kichtran.com. Đây là nơi mà Quân và team tập trung vào việc cung cấp kiến thức, thông tin mới nhất về đầu tư nói chung và đầu tư ngoại hối Forex nói riêng. Ngoài ra, mình là một người yêu thích viết lách, công nghệ. Hy vọng lớn nhất với blog này của Quân là có thể giúp đỡ được bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính một cách chính xác, vui vẻ nhất. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crossmenu