FED Là Gì?

Bài viết bởi Vương Anh Quân ngày Tháng hai 27, 2021

FED là gì? Đây là tên viết tắt của Ngân hàng dự trữ liên bang Hoa kỳ, có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế tài chính chung trên toàn thế giới và đóng vai trò rất quan trọng trong phạm vi toàn cầu.

FED được đánh giá là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới. Tổ chức này có nhiều đặc quyền đặc biệt và có ảnh hưởng đến nền kinh tế tài chính toàn cầu. Vậy FED là gì? Nó có vai trò và tầm ảnh hưởng như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài viết dưới đây của team Kịch Trần nhé.

FED là gì?

FED có tên đầy đủ là Federal Reserve System . Đây là Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Nó còn được gọi là Ngân hàng trung ương Mỹ.

Lịch sử hình thành FED

Từ năm 1862 đến năm 1913, Với Đạo luật ngân hàng quốc gia năm 1863, Hệ thống ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã được thành lập. Nó có nhiều vai trò tích cực trong việc điều phối thị trường. Cho đến giai đoạn 1907, khủng hoảng tài chính lần đầu xuất hiện ở Mỹ. lúc này quốc hội quyết định thành lập “Ủy ban tiền tệ quốc gia”. Mục tiêu của ủy ban chính là để cải cách hệ thống ngân hàng và đưa tất cả vào quỹ đạo thống nhất. Chủ tịch ủy ban lúc này là ông Nelson Aldrich - Người đứng đầu đảng Cộng hòa lúc bấy giờ.

FED là Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ
FED là Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ

Thế nhưng cho mãi đến năm 1913, sau quyết định “Đạo luật dự trữ liên bang” được Quốc Hội Hoa Kỳ ký quyết định thông qua vào ngày 23/12/1913, FED mới được thành lập. Mục đích ban đầu của nó chính là để phản ứng và giải quyết với hàng loạt cuộc khủng hoảng tài chính thời điểm đó của nước Mỹ, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năm 1907 vẫn chưa thể nào giải quyết được.

Đến năm 1915, FED đã chính thức đi vào hoạt động ổn định và đóng vai trò chủ lực trong việc tài trợ các hoạt động của chiến tranh Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Sau đó, vào năm 1979, Paul Volcker đã được chỉ định là Chủ tịch hội đồng Thống đốc của FED. Lúc này lạm phát đang gia tăng trầm trọng ở nước Mỹ, khiến FED đứng trước thử thách vô cùng lớn. Dưới sự lãnh đạo của Pail, các chỉ số lạm phát dần ổn định lại.

Cho đến năm 1987, Alan Greenspan chính thức thay thế Paul ở cương vị Chủ tịch. Sau đó 19 năm, vị chủ tịch này với rất nhiều thành công đã chính thức nhường lại quyền đảm nhiệm vị trí Chủ tịch FED cho Ben Bernanke và hiện nay thì Jerome Hayden là người đang nắm giữ vị trí này. Đây là vị chủ tịch thứ 16 của FED và ông giữ chức Chủ tịch Thống đốc bắt đầu từ tháng 2 năm 2018.

Trải qua thời gian với rất nhiều những thăng trầm, vai trò, nhiệm vụ, cơ cấu và cấu trúc của Ben FED dần có nhiều thay đổi để đạt đến sự hoàn thiện như ngày hôm nay. Hiện nay, FED là gì, vai trò của FED, tính độc lập và tầm ảnh hưởng của FED được giới tài chính toàn cầu quan tâm, cho thấy được sự vĩ đại của tổ chức này với nền tài chính toàn cầu.

Tính độc lập của FED

Nói về tính độc lập của một ngân hàng trung ương, chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về hệ thống các ngân hàng trung ương hiện nay.

Có 3 hình thức ngân hàng trung ương chính: Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ, ngân hàng trung ương thuộc chính phủ và ngân hàng trung ương là một cơ quan trực thuộc bộ tài chính của một quốc gia.

Tính độc lập của một ngân hàng trung ương nhằm mục đích hạn chế những sự can thiệp chính trị. Nhờ đó đảm bảo được các chính sách tiền tệ được thực thi và quản lý với hiệu quả cao nhất. Theo mục tiêu này, thì ngân hàng trung ương được chia làm 4 cấp độ độc lập:

  • Cấp độ 1: Độc lập và tự chủ trong mọi mục tiêu, mọi hoạt động (Thường xuất hiện ở các ngân hàng độc lập với chính phủ)
  • Cấp độ 2: Độc lập và tự chủ trong việc thiết lập chỉ tiêu hoạt động (Áp dụng cho các ngân hàng là tổ chức thuộc chính phủ)
  • Cấp độ 3: Độc lập và tự chủ trong việc lựa chọn công cụ điều hành (Áp dụng cho các ngân hàng trung ương là tổ chức thuộc chính phủ hoặc thuộc Bộ Tài chính)
  • Cấp độ 4: Độc lập và tự chủ với quyền lực hạn chế và bị chi phối ở nhiều vấn đề

Rõ ràng, FED là ngân hàng trung ương độc lập ở cấp độ 1. FED có đầy đủ quyền hạn và chức năng để:

Độc lập về chính sách

Cục dự trữ liên bang FED có toàn quyền quyết định về chính sách tiền tệ. Các chính sách này không cần phải thông qua phê chuẩn của chính phủ.

FED độc lập về các chính sách của mình
FED độc lập về các chính sách của mình

FED cũng có toàn quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động như lãi suất, tỷ giá, dự trữ, nghiệp vụ thị trường. Sử dụng các công cụ này với mục tiêu mang đến sự ổn định giá, thúc đẩy kinh tế phát triển mà không cần phải trình bày hay biện giải, hay thông qua bất cứ tổ chức hành pháp, lập pháp nào của chính phủ Hoa Kỳ.

Độc lập về tài chính

Ngân sách của FED hoàn toàn độc lập. Tổ chức này không cần và không nhận bất cứ nguồn kinh phí nào từ chính phủ. Các tài sản nắm giữ cũng thuộc quyền kiểm soát 100% của FED. Tuy nhiên, để hoạt động, thì FED sẽ chia lợi nhuận hàng năm cho chính phủ Hoa Kỳ với mức cổ tức đã được thỏa thuận là 6%. Như vậy, FED như một bộ máy kiếm tiền và chính phủ Hoa Kỳ dù không có bất kỳ tác động nào cũng được hưởng lợi từ bộ máy đó. Hàng năm, tổng số lợi nhuận mà chính phủ Hoa Kỳ nhận được từ FED luôn không dưới 100 tỷ USD!

Độc lập về tổ chức nhân sự

Nhiệm kỳ của các thành viên trong hội đồng của FED kéo dài 14 năm. Sau thời gian này, những người kế nhiệm sẽ thay thế các vị trí đó. Tuy nhiên, Tổng thống có quyền phế truất nhân sự của hội đồng FED. Còn nếu không, thì đa phần các thành viên hội đồng đều trải qua rất nhiều đời Tổng thống và quốc hội, tương ứng với Bầu cử 4 năm/ lần của chính phủ Hoa Kỳ.

FED độc lập về tổ chức nhân sự, với Chủ tịch Thống đốc do Tổng Thống đề cử
FED độc lập về tổ chức nhân sự, với Chủ tịch Thống đốc do Tổng Thống đề cử

Cơ cấu của tổ chức FED

So với nhiều ngân hàng trung ương khác, thì cơ cấu của FED cũng có nhiều khác biệt. FED được hình thành với 4 cấp cơ bản:

  • Hội đồng Thống Đốc: Hội đồng này sẽ gồm 7 thành viên. 7 thành viên này đều được Tổng thống đề cử và Thượng viện thông qua. Những người này sẽ đại diện cho Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ đưa ra các quyết định quan trọng nhất về chính sách hoạt động, chính sách tiền tệ của toàn nước Mỹ. Các thành viên này sẽ không hoạt động quá một nhiệm kỳ
  • Ủy ban thị trường: Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC): Ủy ban này gồm 12 người. Trong đó có 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc và 5 thành viên còn lại là đại diện của các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Trong 5 thành viên này, sẽ luôn có 1 thành viên từ Ngân hàng khu vực New York và một thành viên từ ngân hàng khu vực quận 2. Các thành viên sẽ luân phiên từ 2 - 3 năm nắm giữ vị trí này. Mỗi năm, ủy ban sẽ họp 8 lần để đưa ra các ấn định về lãi suất cũng như các vấn đề về lưu thông tiền tệ. Những quyết định mà ủy ban này đưa ra sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các mức lãi suất cho doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
  • 12 ngân hàng FED được đặt ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ
  • Các ngân hàng thành viên thuộc các chi nhánh

FED có vai trò và nhiệm vụ gì?

Xét từ tính độc lập, quyền hạn và chức năng của FED, có thể thấy được tổ chức này có những vai trò và nhiệm vụ quan trọng sau đây:

  • Là tổ chức độc quyền được phép in ấn và phát hành đồng đô la Mỹ.
  • Là tổ chức có nhiệm vụ thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia. Việc này sẽ được thực hiện thông qua việc ổn định giá cả thị trường, điều chỉnh các mức lãi suất trần dài hạn cũng như tạo điều kiện việc làm cho công dân Hoa Kỳ.
  • Kiềm chế và kiểm soát các rủi ro tài chính nếu cho cho thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Khuyến khích tăng trưởng kinh tế thông qua các chính sách bình ổn giá.
  • Giám sát hệ thống ngân hàng Mỹ, đảm bảo cho một hệ thống tài chính vững mạnh, an toàn, quyền lực.
  • Đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tiêu dùng
  • Vận hành hệ thống chi trả quốc gia, cung cấp các dịch vụ tài chính cho tổ chức và cá nhân. thực hiện các dịch vụ cho các tổ chức nước ngoài lẫn chính phủ Hoa Kỳ.
FED đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Mỹ
FED đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Mỹ

Trong những trường hợp nền kinh tế có sự khủng hoảng và các ngân hàng thương mại đã khó kiểm soát tình hình, thì FED chính là đơn vị đưa cả nền tài chính vượt qua khủng hoảng. Nó đóng vai trò chủ chốt để kiểm soát những cú sốc kinh tế đó và đóng vai trò như “người cho vay cuối cùng” để giúp các tổ chức và cá nhân có được sự ổn định cao nhất và vượt qua khủng hoảng.

Những vai trò và nhiệm vụ này được nêu rõ trong Đạo luật dự trữ liên bang đã được hội đồng thống đốc thông qua và chỉnh sửa vào năm 1977. Cho đến nay, chúng vẫn còn nguyên giá trị và cho thấy vai trò to lớn của FED với tài chính nước Mỹ.

Vì sao nói FED có sức tác động đến nền kinh tế toàn cầu

Không thể phủ nhận vai trò của FED với toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Thế nhưng vì sao FED lại có ảnh hưởng đến cả kinh tế toàn cầu?

Trong rất nhiều đơn vị tiền tệ được lưu hành trên thế giới, có những đồng tiền quyền lực như sau:

  • USD
  • EURO
  • Bảng Anh
  • Jordan Dinar
  • Franc Thụy Sĩ
  • Đô La Canada …

Trong đó, rất dễ dàng thấy được đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền toàn cầu. Nó như một vật ngang giá chung toàn cầu và được sử dụng để định giá cho rất nhiều trao đổi thương mại quốc tế. Đặc biệt là vàng, dầu đều sử dụng USD để định giá.

Thông qua đồng USD, các chính sách của FED trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu
Thông qua đồng USD, các chính sách của FED trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu

Hơn nữa, Mỹ là một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới. Đồng đô la Mỹ ngày càng tỏ rõ uy quyền của mình với rất nhiều đối tác của Mỹ. Khi đồng USD có sự biến động, thì quá trình xuất nhập khẩu, đầu tư vào Mỹ cũng sẽ bị liên đới ảnh hưởng, thậm chí là ảnh hưởng trực tiếp.

Điều này có nghĩa là, thông qua quá trình kiểm soát đồng USD của FED, thị trường tài chính toàn cầu cũng bị tác động. Do đó nói FED ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới là điều rất hiển nhiên. Với các nhà đầu tư tài chính mà nói, thì diễn biến tăng giảm của đồng USD đặc biệt quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình và lợi nhuận đầu tư.

Chính sách tiền tệ của FED được thực hiện nhờ những công cụ nào?

Chính sách tiền tệ của FED sẽ được thực thi thông qua nhiều công cụ nhất định. Trong đó phải kể đến là 3 công cụ dưới đây:

  • Lãi suất: Lãi suất của đồng đô la Mỹ thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của chính sách tiền tệ, từ đó nền kinh tế cũng bị tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng toàn cầu
  • Mua bán trái phiếu chính phủ: Khi FED thực hiện bán trái phiếu, lượng tiền lưu thông sẽ ít lại. Từ đó lãi suất tăng cao và khó khăn tài chính xuất hiện. Ngược lại khi FED mua trái phiếu thì lượng tiền lưu thông sẽ tăng lên và lãi suất giảm, tiêu dùng được kích thích và nền kinh tế có khởi sắc tốt hơn.
  • Quy định của FED về lượng tiền mặt dự trữ: FED có cả một hệ thống ngân hàng cấp dưới và khi có những yêu cầu về dự trữ tiền mặt từ FED thì buộc các ngân hàng này phải tuân thủ. Nếu lượng dự trữ lớn, khoản tiền dành cho lưu thông sẽ giảm xuống, tất yếu việc cho vay sẽ khó khăn hơn và lãi suất cho vay cũng tăng lên, tác động đến cả hệ thống nền kinh tế Mỹ.
Lãi suất USD là một trong những công cụ giúp FED quản lý tài chính Mỹ
Lãi suất USD là một trong những công cụ giúp FED quản lý tài chính Mỹ

Chính vì điều này, bất cứ động thái nào của FED cũng ảnh hưởng đến cục diện kinh tế toàn cầu. Do đó khi có bất cứ quyết định nào, FED cũng đều bàn bạc kỹ lưỡng và được thông qua với nhiều cân nhắc để đảm bảo là đầu tàu đưa nền kinh tế thế giới đi vào ổn định, phát triển bền vững lâu dài.

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về FED.

Kết luận

Với những thông tin trên, hy vọng bạn có thể hiểu được FED là gì cũng như những đóng góp to lớn của FED vào kinh tế toàn cầu. Nếu là một nhà đầu tư, bạn càng cần quan tâm đến FED và những chính sách mà tổ chức này đưa ra. Theo dõi thường xuyên các bài viết của chúng tôi để cập nhật nhanh nhất những thông tin về tài chính toàn cầu.

Bài viết bởi Vương Anh Quân
Chào mừng bạn đến với Kichtran.com. Đây là nơi mà Quân và team tập trung vào việc cung cấp kiến thức, thông tin mới nhất về đầu tư nói chung và đầu tư ngoại hối Forex nói riêng. Ngoài ra, mình là một người yêu thích viết lách, công nghệ. Hy vọng lớn nhất với blog này của Quân là có thể giúp đỡ được bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính một cách chính xác, vui vẻ nhất. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crossmenu