Hedging là một trong những phương pháp phòng ngừa rủi ro trong quá trình đầu tư tài chính, mục đích là để đảm bảo khoản đầu tư của Trader an toàn khi thị trường có nhiều biến động.
Trong quá trình đầu tư tài chính, thì kỳ vọng lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Thuyền to sóng lớn, càng đặt mục tiêu lợi nhuận cao bao nhiêu thì bạn lại càng đứng trước nguy cơ rủi ro mất vốn bấy nhiêu. Chính vì vậy, các nhà đầu tư thường sử dụng Hedging như cách để phòng ngừa những rủi ro này. Vậy Hedging là gì? Cách áp dụng chiến lược này như thế nào và liệu nó có mang lại hiệu quả như kỳ vọng?
Hedging hay còn được gọi là Hedge là gì? Đây là một chiến lược đầu tư được Trader áp dụng để phòng ngừa những rủi ro trong quá trình giao dịch tài chính. Sản phẩm giao dịch có thể là tiền tệ, hàng hóa, chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai,…
Hedging được thiết lập với mục đích khi dự đoán của nhà đầu tư không khớp lệnh với thị trường, thì Hedging sẽ chính là một vị thế đối ứng với hướng dự đoán chính của nhà đầu tư. Khi đó, nếu thị trường đi ngược lại dự đoán ban đầu thì Hedging sẽ có lợi nhuận, bù một phần vào khoản lỗ cho lệnh giao dịch đã được thiết lập trước đó.
Bạn có thể tưởng tượng kỹ thuật Hedging cũng tương tự như cách dự phòng trời mưa hay nắng. Khi bạn ra ngoài, nếu dự đoán trời nắng bạn sẽ mang nón, khẩu trang. Hoặc nếu dự báo có mưa thì bạn sẽ mang theo ô để đề phòng không bị ướt. Mục đích của Hedging cũng chính là như vậy, bảo vệ các khoản đầu tư trước những biến động rủi ro không lường trước được.
Hoặc như hình thức mua bảo hiểm mà hầu hết công dân toàn cầu đều quan tâm. Trong trường hợp có rủi ro xảy đến, thì chúng ta sẽ được bảo hiểm chi trả khoản bồi thường. Hoặc nếu không có rủi ro thì khoản đóng bảo hiểm cũng giúp con người an tâm hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Tùy vào mỗi sản phẩm giao dịch và thị trường tài chính khác nhau, mà kỹ thuật Hedging cũng sẽ có những cách ứng dụng cũng như cách thức áp dụng tương ứng. Có thể lấy ví dụ cơ bản để Trader có thể hình dung rõ hơn về vai trò, lợi ích của chiến thuật này:
Tại thị trường chứng khoán, Hedging thường được triển khai dưới hình thức của một hợp đồng quyền chọn.
Ví dụ bạn đang thích cổ phiếu A. Bạn dự đoán cổ phiếu này sẽ tăng dài hạn trong tương lai nên quyết định đầu tư 100.000 cổ phiếu A. Giá mua hiện tại là 100 USD/ Cổ phiếu.
Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu chuẩn bị mua thì lại có nguồn tin nội bộ rằng A đang lũng đoạn và giá cổ phiếu có thể rớt mạnh trong thời gian tới. Thông tin này vẫn chưa công bố rộng rãi ra thị trường, tuy nhiên nếu điều này thực sự xảy ra, thì bạn sẽ ôm một khoản lỗ nghiêm trọng với mức đầu tư hiện tại.
Lúc này, bạn có thể chọn Hedging như cách tháo gỡ những lo lắng của mình. Bạn chọn quyền bán A với mức 95 USD/ Cổ phiếu. Hợp đồng quyền chọn này sẽ có thời hạn như bạn chỉ định. Ví dụ 6 tháng là giai đoạn bạn quyết định đầu tư cùng A. Đến kết thúc 6 tháng, nếu giá cổ phiếu của A giảm xuống chỉ còn 50 USD/ cổ phiếu thì bạn vẫn có thể bán được với mức 95 USD như thỏa thuận hợp đồng.
Vậy nếu giá cổ phiếu A lúc này tăng vọt lên 200 USD thì sao? Bạn có quyền cân nhắc không thực hiện quyền bán. Khi đó, bạn chỉ cần kết thúc hợp đồng quyền chọn và bán A với giá thị trường hiện tại, thu lại khoản lợi nhuận lớn cho mình. Trong trường hợp A xuống thấp và thua lỗ thì cũng không mất quá nhiều như thực tế.
Để thiết lập và sử dụng Hedging, nhà đầu tư cần bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Đây chính là mức giá để phòng ngừa rủi ro cho giao dịch và nếu muốn đầu tư an toàn nhất, thì Hedging chính là điều bạn không nên bỏ qua.
Trong giao dịch Hedging, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến Hedging là gì cũng như ứng dụng chiến thuật này để cứu nguy cho những rủi ro không lường trước. Để thực hiện Hedging trong Forex, nhà đầu tư sẽ sử dụng 3 công cụ dưới đây:
Đây là kỹ thuật Hedging cơ bản nhất, đơn giản nhất và dễ thiết lập nhất. Kỹ thuật này cho phép Trader có thể mở 1 lệnh giao dịch đối ứng với lệnh đã thiết lập hiện tại. Điều này có nghĩa là nếu bạn lo ngại thị trường không đi đúng hướng, thì có thể mở lệnh Buy và Sell cho cùng 1 cặp tiền tệ. Tùy vào nhu cầu cũng như lo ngại rủi ro mà 2 lệnh này có thể khác nhau về khối lượng giao dịch.
Ví dụ bạn đang giao dịch với cặp tiền tệ CAD/ USD. Bạn dự đoán giá CAD/USD sẽ tăng lên quyết định đặt lệnh Mua 2 lots cho cặp tiền này. Thế nhưng, ngay tại thời điểm đặt lệnh mua, lại có tin tức bất lợi cho rằng đồng CAD sẽ giảm giá trong thời gian tới vì biến động chính trị. Lúc này bạn khá hoang mang và để tránh thua lỗ, bạn có thể thiết lập Hedging với lệnh Sell 2 lots CAD/USD.
Diễn biến tương lai của thị trường sẽ có 2 trường hợp cụ thể:
Hedging trực tiếp là kỹ thuật khá đơn giản và hầu như nhà đầu tư nào cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn phải đủ kỹ năng cũng như sự tỉnh táo để nhận định hướng đi của thị trường. Nếu không, thay vì sử dụng Hedging để phòng ngừa rủi ro, thì chính việc thiết lập tính năng này lại khiến giao dịch của bạn gia tăng nhiều rủi ro hơn.
Chiến lược này giống như cách bạn đang đầu tư song song 2 cặp tiền tệ: Dùng 1 cặp tiền tệ khác để đối ứng lại với cặp tiền tệ mình đang giao dịch. Như vậy, trong trường hợp thua lỗ ở cặp tiền tệ này thì lợi nhuận từ cặp tiền tệ kia có thể giúp bạn bù lỗ phần nào.
Tuy nhiên, để chọn được cặp tiền tệ phù hợp, bạn cần phải xét đến tính tương quan của chúng. Cặp tiền tệ mới được chọn cần có sự tương đồng với cặp tiền tệ đang giao dịch. Ví dụ như đồng CAD thường lên xuống theo diễn biến của đồng USD, do đó nếu chọn USD/ VND thì bạn cũng có thể chọn cặp tiền tệ CAD/ EURO hoặc đồng CNY thường đối nghịch với đồng USD nên bạn cũng có thể chọn CNY/EURO làm cặp tiền đối kháng.
Phương pháp thực hiện kỹ thuật Hedging trong trường hợp này là:
Để giúp Trader có thể có được những lựa chọn tốt nhất khi giao dịch Hedging nhiều loại tiền tệ, các sàn Forex trading thường cung cấp dữ liệu ma trận hệ số tương quan giữa các loại tiền tệ được giao dịch trong sàn Forex đó. Trader chỉ cần tải về và thêm vào ứng dụng giao dịch là đã có thể dễ dàng chọn được những cặp tiền đối ứng phù hợp nhất. Khi đã thiết lập được giao dịch đối ứng, thì việc xem xét thị trường diễn tiến và quyết định tiếp tục cũng tương tự như khi Hedging trực tiếp.
Về cơ bản, thì chiến lược Hedging quyền chọn trong Forex cũng tương tự như khi bạn thực hiện trong thị trường chứng khoán mà chúng tôi đã ví dụ trên đây. Tuy nhiên để đảm bảo kiểm soát rủi ro hiệu quả, khi lựa chọn hợp đồng quyền chọn bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây:
Tuy nhiên, hiện nay không có nhiều sàn Forex cung cấp chiến lược giao dịch hợp đồng quyền chọn. Thường thì các broker sẽ triển khai nhiều nhất là chiến lược giao dịch nhiều loại tiền tệ. Hình thức Hedging trực tiếp cũng ít được triển khai. Vì vậy, tốt nhất nếu muốn triển khai phương án dự phòng Hedging, bạn nên tìm hiểu kỹ ma trận hệ số tương quan giữa các loại tiền tệ để có quyết định đặt lệnh chuẩn xác nhất nhằm phòng ngừa rủi ro.
Chắc chắn là có. Như chúng tôi đã phân tích trên đây, Hedging không chỉ là giải pháp cứu vãn rủi ro mà nó cũng có thể là tác nhân gia tăng rủi ro. Vậy thì có nên đầu tư giao dịch cùng Hedging hay không?
Chắc chắn là có. Mục đích của Hedging chính là để giúp hạn chế được các rủi ro trong quá trình giao dịch Forex. Khi thị trường có biến động đi ngược với xu hướng mà bạn dự đoán, thì Hedging sẽ chính là biện pháp cứu nguy kịp thời.
Tuy nhiên Trader cần lưu ý là chỉ nên Hedging đúng mục đích. Hedging với mục tiêu gia tăng lợi nhuận và Hedging loạn xạ không theo quy tắc nhất định sẽ không giúp bạn kiểm soát được rủi ro mà còn mất nhiều khoản phí giao dịch. Vì Hedging KHÔNG miễn phí. Tùy vào khối lượng giao dịch bạn cần bảo vệ mà nó sẽ có một mức phí tương ứng và muốn thiết lập công cụ này, bạn phải trả trước khoản phí đó.
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về Hedging.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Hedging cũng như cách thức thực hiện nó. Hy vọng những thông tin này từ team Kịch Trần sẽ giúp cho Trader có thêm kiến thức về một công cụ giao dịch Forex. Hedging tưởng dễ mà khó và nó chỉ nên được thực hiện với những Trader chuyên nghiệp. Nếu là nhà đầu tư mới vào nghề, bạn nên quan sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thông qua những giao dịch nhỏ để đảm bảo an toàn hơn.