“Indicator là gì?” hẳn là thắc mắc của nhiều traders mới bước vào thị trường đầu tư tài chính hay Forex nói chung.
Indicator còn được gọi là các loại chỉ báo – những thứ không thể thiếu trong giao dịch tiền tệ điện tử hay chứng khoán. Trên thực tế, có rất nhiều loại indicator trong hệ thống với những đặc điểm, vai trò, cách dùng,... khác nhau. Nếu là một trader mới vào nghề thì lại cần phải biết cách phân biệt chúng để có thể giúp quá trình đầu tư trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây của team Kịch Trần sẽ đưa ra định nghĩa indicator là gì và đề cập một số loại indicator thông dụng, hoạt động tích cực trong thị trường.
Indicator là một từ trong tiếng Anh được dùng để chỉ một loại chỉ báo kỹ thuật nào đó đang hoạt động trong thị trường tiền tệ điện tử, chứng khoán. Ở đây chúng ta có thể hiểu chỉ báo kỹ này là một dạng đại lượng mà giá trị của nó được tạo thành bằng cách tính toán các dữ liệu có liên quan đến khối lượng, giá cả của các loại tài sản tài chính mà trader sẽ sử dụng để đầu tư.
Mỗi loại indicator có công thức tính và cách áp dụng khác nhau vào quá trình vào lệnh, từ cơ bản nhất đến những cấp độ phức tạp hơn. Chẳng hạn như có những loại chỉ báo kỹ thuật chỉ có 1 thành phần như CCI, Momentum hay RSI,...; đồng thời cũng có những loại có nhiều thành phần như MACD, Bands hay Bollinger,... Mỗi phiên giao dịch khác nhau sẽ tương ứng với một hệ giá trị của indicator, vậy nên chúng ta thường thấy tất cả các giá trị của indicator thường được biểu hiện thành một đường trên trục số biểu đồ.
Như đã đề cập ở trên, chỉ báo Indicator thường được dựa trên những dữ liệu trong các giao dịch trước để tính toán, phần nào đó thể hiện sự liên quan đến đến giá hiện tại với cả mức giá trước và sau đó. Nói cách khác, Indicator cho phép các traders nhìn vào nó để dự đoán được xu hướng chuyển động giá trị của khối tài sản vào thời gian tới, từ đó có thể đưa ra những hoạch định chiến lược đầu tư cụ thể nhằm mang đến lợi nhuận cao.
Nếu xét về các công cụ chính của phương pháp phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng chuyển động của giá, chúng ta có thể biết đến các dạng như Indicator (chỉ báo kỹ thuật); Candle Pattern (mô hình nến) và Chart Pattern (mô hình giá). Trong số đó Indicator là loại công cụ được sử dụng nhiều nhất vì tính chất được quy định đơn giản, những traders mới tham gia vào thị trường có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình hơn.
Indicator sẽ cung cấp cho các traders những tín hiệu liên quan đến hành vi giá trên thị trường, cho biết xu hướng giá sẽ tăng hay giảm, sắp bắt đầu, sắp kết thúc hay chuẩn bị đảo chiều cho một đợt giá mới,... Từ đó, các traders sẽ đưa ra những tính toán, suy luận và quyết định được điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời. Vì những tính chất này mà Indicator có vai trò quan trọng đối với hoạt động giao dịch của các traders trên hầu hết các thị trường tài chính như tiền điện tử, chứng khoán, Forex, thậm chí là Binary option,...
Trên thị trường tài chính hiện nay có đến hàng trăm loại chỉ báo kỹ thuật khác nhau và được sử dụng trong nhiều loại thị trường khác nhau. Yếu tố mà chúng tôi dựa vào để phân loại Indicator theo kiểu cơ bản nhất chính là tiêu chí độ trễ của tín hiệu có thể tạo ra do loại Indicator đó so với mức độ chuyển động của giá. Vậy với cách phân loại đó, Indicator sẽ được chia thành: Leading indicator (chỉ báo nhanh) và Lagging indicator (chỉ báo chậm).
Chỉ báo nhanh – leading indicator hay còn gọi là chỉ báo dao động chính là loại chỉ báo dùng để cung cấp tín hiệu đi trước chuyển động giá. Nói một cách đơn giản, tín hiệu sẽ xảy ra trước, sau đó giá mới dịch chuyển theo đúng xu hướng mà tín hiệu của chỉ báo đã cung cấp. Những loại chỉ báo nhanh phổ biến có thể kể đến như CCI, RSI hay Stochastic,...
Đặc điểm của nhóm chỉ báo này là thường dao động trong phạm vị được giới hạn bởi giá trị đầu và giá trị cuối. Chẳng hạn như CCI hoạt động trong giới hạn -100 đến +100; RSI thì dao động trong giới hạn 0 đến +100. Dựa vào tính chất có giới hạn như thế này, nhóm chỉ báo nhanh có cơ hội tiến sát hơn với cả vùng biên trên và vùng biên dưới để traders có thể nhận diện tình hình giá tại thời điểm đó.
Cụ thể, lúc tín hiệu chỉ báo sát đường biên trên thì sẽ mức giá sẽ rơi vào vùng quá mua, tức là thị trường sẽ có động thái điều chỉnh đảo chiều để giảm lại; còn ngược lại nếu tín hiệu chỉ báo sát đường biên dưới thì giá sẽ rơi vào vùng quá bán, thị trường sẽ bắt đầu có điều chỉnh tăng trở lại. Do giới hạn của mỗi loại chỉ báo khác nhau nên đường biên trên/dưới của chúng cũng có giá trị khác nhau. Ví dự như chỉ báo Stochastic thì các traders thường sử dụng 2 ngưỡng quá mua và quá bán là các đường 80-20; còn RSI là 70-30.
Chỉ báo nhanh – leading indicator thường được sử dụng trong thị trường có xu hướng, và chiến lược giao dịch hiệu quả nhất mà các traders nên lưu ý đó là giao dịch thuận chiều xu hướng. Một tín hiệu vào lệnh “Buy” trong khi thị trường đang ở xu hướng tăng sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với một tín hiệu vào lệnh “Sell”, và ngược lại. Trên thực tế trong một phiên giao dịch sẽ có khá nhiều tín hiệu phát ra nhưng không phải tín hiệu nào cũng đủ mạnh để traders đưa ra quyết định xem có vào lệnh hay không. Vậy nên ngoài tín hiệu quá mua/quá bán (Overbought/Oversold) được đề cập ở trên thì traders có thể dựa vạo tín hiệu khá mạnh khác là tín hiệu phân kỳ/hội tụ (divergence/convergence) nằm giữa chỉ báo và đường giá.
Chỉ báo chậm – Lagging Indicator hay còn được gọi là chỉ báo động lượng, là loại chỉ báo dùng để cung cấp tín hiệu sau khi hình thành xu hướng. Nghĩa là nó ngược lại với quá trình hình thành chỉ báo nhanh, giá đã đi được một đoạn từ khi bắt đầu xu hướng mới thì chỉ báo chậm mới phát ra tín hiệu cho nhà đầu tư. Một số loại chỉ báo chậm có thể cho tín hiệu tốt nhất trên các thị trường giao dịch có thể kể đến như MACD hay Momentum.
Đặc điểm của chỉ báo chậm cũng khác với chỉ báo nhanh khi nó không bị giới hạn bởi 2 đường biên mà sẽ dao động để phát tín hiệu quanh một đường ở vị trí trung tâm. Chẳng hạn như Momentum sẽ dao động quanh đường 100, MACD thì dao động quanh đường trục 0 hay MA thì di chuyển dọc theo đường giá. Với tính chất này thì chúng ta cũng có thể đoán được tín hiệu mà nhóm chỉ báo chậm tạo ra sẽ giao với đường trung tâm.
Do đó traders không có cơ hội vào lệnh nhờ nhóm chỉ báo chậm, vậy nó đóng góp vai trò như thế nào?
Trên thực tế đúng là như vậy, tuy nhiên trong trường hợp thị trường có biến động mạnh thì nhóm chỉ báo chậm này có thể giúp được traders nắm giữ vị thế khá lâu trong một xu hướng thị trường, từ đó mang về lợi nhuận cao hơn.
Theo như những thông tin đã đề cập ở trên thì nhóm chỉ báo nhanh Leading Indicator sẽ giúp traders nắm bắt xu hướng sớm, nhằm tạo ra nhiều cơ hội lợi nhuận nhưng đồng thời cũng có thể gặp rủi ro cao với các tín hiệu gây nhiễu. Trong khi đó nhóm chỉ báo chậm Lagging Indicator ít tín hiệu gây nhiễu nhưng lợi nhuận thu về thấp hơn.
Do đó để xác định được loại Indicator nào phù hợp với dạng thị trường nào thì trước tiên các traders phải hiểu rõ mình đang giao dịch trong thị trường nào, xu hướng chung của thị trường đó là gì? Uptrend, downtrend hay sideway. Vì trên thực tế loại chỉ báo A có thể hiệu quả ở thị trường A’ nhưng không hiệu quả tại thị trường B’. Vì thế nên loại Indicator tốt nhất không phải là CCI, RSI, Momentum,... mà là loại indicator có khả năng phát ra tín hiệu tốt, phù hợp nhất với mục đích giao dịch ở mỗi xu hướng.
Thứ nhất, các traders mới rất hứng thú với các loại chỉ báo có mũi tên, mũi tên chỉ lên thì cho tín hiệu vào lệnh “Buy”, chỉ xuống thì cho tín hiệu vào lệnh “Sell” mà không cần phân tích chi tiết, cũng không cần quan tâm tình hình thị trường bên ngoài đang diễn ra như thế nào. Điều này cũng có lợi nhưng cũng có hại, lâu dần cứ như thế sẽ làm cho các traders mất khả năng nhìn nhận xu hướng thị trường và không thể tự mình phân tích các chỉ báo khác nhau. Đó là còn chưa kể đến nếu giao dịch ở các sàn brokers “dỏm” thì nguy cơ “tự sát” của tài khoản trader là khá cao.
Thứ 2, cần phải hiểu rõ bản chất của từng loại chỉ báo khi sử dụng. Hiện nay có khá nhiều phần mềm hỗ trợ traders tính toán rõ các giá trị chỉ báo kỹ thuật trong từng phiên giao dịch, điều này có nghĩa là các traders không cần phải tự thực hiện tính toán gì sất. Tuy nhiên, mỗi công thức tính giá trị Indicator chính là thể hiện rõ nét nhất bản chất của nó, những yếu tố nào liên quan đến chỉ báo đó, những yếu tố nào có thể làm thay đổi chỉ báo đó, chỉ báo đó được tính từ giá trị lấy từ đâu,... Những tiêu chí này chính là thứ mà traders cần thực sự quan tâm vì nó có thể tái hiện rõ ràng nhất nhiệm vụ của từng loại Indicator cũng như tính hiệu quả của nó trên thị trường. Đồng thời khi hiểu được bản chất thực sự của nó, các traders sẽ dễ dàng nhận ra tín hiệu nào chất lượng/kém chất lượng để đưa ra quyết định vào lệnh hay không.
Thứ ba, cùng một mục đích sử dụng nhưng các indicator có thể cho ra những tín hiệu khác nhau (hay còn gọi là trường hợp xung đột tín hiệu) vì công thức tính giá trị về cơ bản là khác nhau. Do đó, nếu càng nhiều indicator cho ra tín hiệu giống nhau thì các traders có thể dựa vào tí tín hiệu đó có vì nó có xác suất giao dịch thành công cao và ngược lại.
Sau đây là các câu hỏi thường gặp liên quan đến Indicator trong giao dịch Forex.
Các công cụ chỉ báo kỹ thuật Indicator luôn song hành cùng các traders trong mọi chiến lược giao dịch trên thị trường. Tín hiệu cung cấp dù là nhanh hoặc chậm vẫn có thể trở thành cơ sở cần thiết để giúp các nhà đầu tư phán đoán xem tình hình chung như thế nào. Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên đây có thể giúp mọi người hiểu được indicator là gì và đưa ra được những phương án chiến lược tối ưu nhất cho mình.