Bên cạnh Lý thuyết Dow, lý thuyết sóng Elliott cũng là một trong những nền tảng phân tích cấu trúc của xu hướng giá một cách cụ thể ở sàn Forex.
Lý thuyết sóng Elliott là phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong giới trader hiện tại. Bởi vì nó có thể giúp các traders nghiên cứu và phát hiện ra xu hướng của thị trường trong các giai đoạn, từ đó có thể đưa ra quyết định điều chỉnh đầu tư cho những bước tiếp theo một cách hợp lý. Để đi vào chi tiết hơn về chủ đề này, mời mọi người cùng tham khảo qua bài viết liên quan đến Lý thuyết sóng Elliott cũng như cấu trúc cơ bản của một chu kỳ sóng Elliott.
Lý thuyết sóng Elliott được một kế toán chuyên nghiệp kiêm tác giả người Mỹ nổi tiếng trong giới tài chính – Ralph Nelson Elliott nghiên cứu và phát triển vào những năm 1930 – 1935 nên tên của khái niệm này cũng được lấy từ tên ông. Lý thuyết liên quan đến sóng Elliott ra đời chính là kết quả của quan điểm “Kết quả của diễn biến tâm lý đám đông là sự hình thành các mô hình; các xu hướng của giá cả trên thị trường.”
Theo như những ý kiến vào thời điểm đó, họ đánh giá cách thức vận hành trong thị trường chứng khoán là di chuyển ngẫu nhiên. Nhưng Elliott cho rằng giá cả trong các giao dịch đều được lặp đi lặp lại theo mô hình. Ông diễn giải vấn đề này bằng quan điểm trên: tâm lý hành vi đám đông tuy trên bề mặt là một sự việc diễn ra tự nhiên không hề có sắp xếp trước; tuy nhiên thực tế là nó vẫn tuân theo một chu kỳ mang tính nhất định khi đám đông hưng phấn và khi đám đông bi quan. Do đó, kết quả của quá trình này chính là hình thành những chuyển động về giá cả có lúc lên lúc xuống. Các chu kỳ tăng giảm như thế này đều được tác giả giả định bằng những mô hình khác nhau, gọi là sóng (cũng có phần vì nó có tính chất lặp đi lặp lại tương tự như cơn sóng).
Năm 1935 được xem là một năm bùng nổ của Lý thuyết sóng Elliott khi trở nên nổi tiếng với dự đoán của “cha đẻ” của nó về đáy thị trường chứng khoán. Từ đó về sau, các traders cũng như các nhà đầu tư lớn đã coi yếu tố này như một tiêu chí để phân tích thị trường nói chung. Họ cho rằng Lý thuyết sóng Elliott không hẳn là một phương thức giao dịch cụ thể nhưng nó có thể giúp các traders nhận định được xu hướng thị trường không chỉ ở các sàn chứng khoán mà cả thị trường ngoại hối Forex, tiền điện tử Cryptocurrency, thậm chí thị trường hàng hóa,... đều có thể áp dụng được. Bởi vì ở những thị trường này, bất kỳ giao dịch nào cũng chịu tác động bởi ảnh hưởng của hành vi tâm lý đám đông.
Tuy nhiên, tác giả Ralph Nelson Elliott cũng lưu ý với các nhà đầu tư rằng mô hình này không cung cấp thông tin chính xác về chuyển động giá cả ở thị trường, mà chỉ giúp hỗ trợ xác định xác suất có thể xảy ra trong thị trường tương lai. Để đạt được hiệu quả cao hơn, chúng thường được sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác.
Như đã đề cập ở trên, lợi ích của việc hiểu và áp dụng được Lý thuyết sóng Elliott sẽ giúp các traders có định hướng về chuyển động giá cả trong thị trường mình đang giao dịch. Nói một cách dễ hiểu, nếu trader thông thạo lý thuyết này, họ có thể hiểu được cấu trúc thị trường vào thời điểm đó, từ đó đưa ra phán đoán về khả năng diễn biến giá tăng/giảm trong sàn vào thời điểm tương lai gần.
Cũng phải công nhận rằng không có nhiều công cụ phân tích kỹ thuật làm được nhiều thứ như sóng Elliott, chẳng hạn như nó còn giúp các traders có kiến thức về Price Action chiếm được ưu thế trong việc tìm ra điểm kết thúc của các con sóng hồi (counter trend move). Tiếp đến là tùy vào mục đích sử dụng, traders có thể dựa vào đó dự đoán điểm vào lệnh cho chu kỳ sóng lớn tiếp theo. Trong trường hợp dùng thêm công cụ Fibonacci, traders đang áp dụng Lý thuyết sóng Elliott cũng có thể đoán được vị trí đảo chiều trên thị trường Forex bằng cách nhận định thời gian thoát lệnh; đồng thời vẫn còn đang trong cơn trend mạnh.
Một chu kỳ sóng Elliott được xem là hoàn chỉnh ở mức cơ bản bao gồm 8 sóng cấu trúc 2 pha, dạng 5 – 3 trong đó mô hình 5 sóng ở pha đầu tiên là sóng đẩy di chuyển theo xu hướng chính; mô hình 3 sóng ở pha cuối cùng là sóng điều chỉnh di chuyển ngược xu hướng chính.
Như ảnh minh họa, pha tăng sẽ bao gồm 5 sóng được đánh số từ 1 đến 5 gọi là mô hình sóng đẩy hoặc sóng động lực (Tiếng Anh gọi là Impulse Waves); trong đó sóng 1, 3 và 5 là sóng tăng và 2, 4 là sóng giảm. Pha giảm là dạng mô hình sóng điều chỉnh (Tiếng Anh gọi là Corrective Waves) bao gồm 3 sóng A, B, C; trong đó B là sóng tăng còn A, C là sóng giảm.
Nếu xét trong xu hướng tăng, mô hình sóng đẩy sẽ là một pha tăng giá và mô hình sóng điều chỉnh được hiểu là một pha giảm giá. Trái lại, ở xu hướng giảm thì hai yếu tố trên sẽ đổi vị trí cho nhau: mô hình sóng đẩy – pha giảm giá; mô hình sóng điều chỉnh – pha tăng giá.
Dù là đang ở trong pha tăng giá hay pha giảm giá, mô hình sóng đẩy dựa trên Lý thuyết sóng Elliott theo xu hướng chính vẫn bao gồm 5 nhỏ (3 sóng theo xu hướng chính và 2 sóng ngược xu hướng chính). Tuy nhiên, nếu để thỏa mãn điều kiện trở thành một mô hình sóng đẩy thì còn phải tuân thủ những tiêu chí sau:
Theo Lý thuyết Elliott, mô hình sóng điều chỉnh bao gồm 3 sóng nhỏ được đánh theo thứ tự bảng chữ cái A, B, C. Trong đó có 2 sóng ngược xu hướng chính và 1 sóng theo xu hướng chính. Trên thực tế, có một số trường hợp sóng điều chỉnh sẽ hơn 3 sóng, nhưng phải đảm bảo không được phép vượt quá 5 sóng. Theo kinh nghiệm của nhiều traders, dù mô hình này có cấu trúc nhỏ hơn về thời gian hình thành cũng như độ lớn từng sóng so với sóng đẩy bên trên nhưng vào một số thời điểm nó diễn biến rất phức tạp, khó xác định.
Trong bất kể thị trường tài chính nào, giá cả cũng sẽ đi theo những chu kỳ tăng giảm một cách luân phiên. Điều này có nghĩa là nếu xu hướng chính đang xét là pha tăng giá thì thị trường vẫn sẽ có những pha giảm giá xen kẽ hoặc ngược lại. Vấn đề này không chỉ được chứng minh đúng trong Lý thuyết Dow mà hiện tại nó cũng trùng khớp với Lý thuyết sóng Elliott. Do đó, diễn biến của thị trường tiền tệ, chứng khoán, ngoại hối,... đều sẽ có 2 giai đoạn đối nghịch nhau tồn tại song song: (1) xu hướng thị trường chính là tăng/giảm (thể hiện bằng các sóng trong mô hình sóng đẩy) và (2) giai đoạn thị trường có biến chuyển, điều chỉnh xu hướng chính đó (được xem là quá trình ngược lại xu hướng chính như đã đề cập ở trên, thể hiện bằng các sóng trong mô hình sóng đẩy).
Nếu như chú ý ở các phần diễn giải trên, bạn chắc hẳn đã ngộ ra được tính chất “sóng trong sóng”. Điều này được hiểu đơn giản rằng mỗi cấu trúc sóng hoàn chỉnh (bao gồm 1 sóng đẩy và 1 sóng điều chỉnh) ở cấp 1 chính là một mắt xích trong cấu trúc sóng ở cấp 2, mỗi cấu trúc sóng ở cấp 2 lại tiếp tục là một mắt xích trong cấu trúc sóng cấp 3 và nó cứ được lặp đi lặp lại cho đến cấu trúc Elliott thứ n. Giá trị của n lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào độ dài khoảng thời gian bắt đầu xét cũng như khung thời gian. Đây chính là tính chất “sóng trong sóng” của Lý thuyết sóng Elliott mà nhiều người vẫn hay thắc mắc.
Theo tính chất sóng trong sóng, sau khi một cấu trúc sóng Elliott hoàn thành thì nó sẽ lại tiếp tục hình thành một sóng khác có cấu trúc đồng dạng với nó ở cấp độ cao hơn. Trong Lý thuyết sóng Elliott có tổng cộng 9 cấp độ khác nhau phụ thuộc vào thời gian hoàn thành của mỗi cấp độ, tuy nhiên các traders nên lưu ý rằng sự phân chia này chỉ mang tính tương đối. 9 cấp độ đó bao gồm:
Lưu ý cho các nhà đầu tư rằng những cấu trúc sóng chúng ta đang đề cập từ đầu bài đến phần trên là mô hình cấu trúc cơ bản và đơn giản nhất của sóng Elliott. Nếu xét về thực tế trên thị trường, các sóng đẩy và sóng điều chỉnh nói chung có cấu trúc, hình dạng phức tạp hơn nhiều. Tác giả Ralph Nelson Elliott cũng đã nghiên cứu rất chi tiết về chúng để đặt tên cho những mô hình cấu trúc nâng cao này bằng những cái tên riêng.
Mẫu hình nâng cao – sóng mở rộng Extension được xem là một cấu trúc cơ bản của Impulse Waves. Trong mô hình này, thay vì các sóng 1, 3, 5 đều có thể thực hiện nhiều lần thao tác mở rộng thành cấu trúc nhiều sóng hơn bên thì ở đây chỉ có một sóng mở rộng (thông thường sẽ là sóng 3). Vì vậy, nếu sóng 3 tái cấu trúc mở rộng thì theo quy luật cơ bản, sóng 1 và 5 sẽ có xu hướng cân bằng nhau. Ví dụ như trong trường hợp sóng 3 mở rộng 1 lần thì tổng số sóng trong Impulse Waves sẽ là 9; tiếp tục mở rộng thêm lần 2 thì sẽ là 13; tiếp tục mở rộng thêm lần 3 thì sẽ là 17.
Điểm đặc biệt của mẫu hình này chính là lúc thực hiện vẽ các đường xu hướng tăng/giảm đi qua điểm đỉnh và điểm đáy những bước sóng thì sẽ tổ hợp thành hình tam giác. Dựa vào cấu trúc sóng nên mẫu hình được phân ra 2 kiểu khác nhau là Leading Diagonal Triangle và Ending Diagonal Triangle.
Đây là một mẫu hình sóng đẩy mà trong đó sóng 5 không vượt qua khỏi sóng 3 (một số trường hợp có thể vượt qua nhưng không nhiều thì vẫn được liệt vào dạng mẫu hình cụt sóng 5 này).
Đặc điểm riêng biệt của mẫu hình Zigzag trong các dạng nâng cao của Corrective Waves dễ nhận biết nhất chính là 2 đường đi qua các đỉnh và đáy có xu hướng song song. Ví dụ như mẫu zigzag cơ bản bên trái trong ảnh dưới, đoạn bắt đầu đến điểm A song song với đoạn B-C.
Tương tự như mẫu hình Zigzag là thể hiện yếu tố song song khi tiến hành nối các đỉnh và đáy, tuy nhiên mẫu hình Flag có chiều hướng đi ngang thay vì hướng dốc xuống hoặc dốc lên trong mẫu hình Zigzag.
Đây là một trong những mẫu hình sóng điều chỉnh có cấu trúc đặc biệt, bao gồm 5 sóng và mỗi sóng lại có 3 sóng nhỏ tương ứng. Khi nối các đường xu hướng các đỉnh và đáy cắt nhau sẽ biến thành hình tam giác (1) có xu hướng hội tụ hoặc (2) có hướng mở rộng.
Sau đây là các câu hỏi liên quan tới song Elliott thường gặp.
Tuy nó là một quá trình dự đoán khó có thể chính xác tuyệt đối bởi có nhiều ảnh hưởng từ các biến thể khác nhau, các traders vẫn sử dụng Lý thuyết sóng Elliott kết hợp với Fibonacci để xác định xu hướng tiếp theo theo cũng như biên độ dao động của chúng. Từ đó có những điều hướng giao dịch hiệu quả nhất.