Stop Loss Là Gì?

Bài viết bởi Vương Anh Quân ngày Tháng tư 7, 2021

Stop Loss là lệnh cắt lỗ, được đặt trước trong một giao dịch đã được lập trình sẵn của nhà đầu tư, là chiến lược giao dịch giảm thiểu rủi ro hiệu quả.

Với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, Stop Loss luôn là một trong những công cụ hữu ích để bảo toàn vốn trong các trường hợp thị trường biến động không như kỳ vọng. Đây được xem là một trong những công cụ cần thiết và hữu ích nhất cho bất cứ Trader nào. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự cũng như cách đặt lệnh Stop Loss thì không phải ai cũng nắm rõ được. Stop Loss là gì, những sai lầm thường thấy của các nhà đầu tư khi giao dịch cùng Stop Loss cũng như cách đặt lệnh Stop Loss hiệu quả nhất, tất cả sẽ được team Kịch Trần thông tin đến các bạn ngay sau đây. 

Stop Loss là gì?

Để tìm hiểu chi tiết cách giao dịch Stop Loss, trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Stop Loss là gì và nó được sử dụng thế nào trong một giao dịch Forex.

Stop Loss thực chất chính là lệnh cắt lỗ. Lệnh này sẽ được đặt trước tại một mức giá nhất định, trong một giao dịch đã được Trader lên kế hoạch. Mức cắt lỗ này thể hiện mức lỗ mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được. Trong trường hợp thị trường di chuyển không đúng như kỳ vọng, giá rơi đúng đúng điểm cắt lỗ này thì giao dịch sẽ tự động ngừng lại. Lúc này, chắc chắn là giao dịch thất bạn, Trader phải mất vốn trong phiên giao dịch đó. Tuy nhiên nhờ có Stop Loss mà khoản thua lỗ đã được dự đoán trước và nằm trong tầm kiểm soát của Trader.

Lệnh Stop Loss là công cụ giao dịch giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư
Lệnh Stop Loss là công cụ giao dịch giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư

Với Stop Loss, các nhà đầu tư không cần phải ngồi theo dõi biến động giá thị trường. Họ có thể đặt lệnh trước để hệ thống tự động giao dịch. Đồng thời, Stop Loss cũng giúp Trader hạn chế thị trường biến động quá mạnh, sẽ bị mất vốn hết. Chiến lược sử dụng Stop Loss sẽ khiến Trader mất một khoản vốn đã được dự đoán trước, không trượt về ngưỡng chạm đáy hoặc thậm chí là số dư âm.

Với nhiều Trader, Stop Loss là một lệnh hữu dụng. Trong một thị trường biến động mạnh như Forex, lợi nhuận có thể đến chớp nhoáng, nhưng cũng có hàng tá rủi ro ẩn chứa và cho dù bạn là một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, thì không phải lúc nào bạn cũng có thể dự đoán đúng xu hướng của thị trường. Chính vì vậy, Stop Loss đóng vai trò như một hàng rào phòng hộ để Trader có thể tự tin giao dịch, bảo toàn số vốn và đảm bảo khoản lỗ trong giới hạn cho phép.

Ưu nhược điểm của Stop Loss trong giao dịch Forex 

Ưu điểm

  • Tự động cắt lệnh khi thị trường không đi đúng như kỳ vọng, giảm thiểu khoản lỗ cho các nhà đầu tư.
  • Có thể an tâm giao dịch kể cả khi không có đủ thời gian để theo dõi diễn biến thị trường.
  • Trong những biến động giá mạnh, Stop Loss tỏ ra đặc biệt hữu ích, giúp Trader có thể tránh được những rủi ro cao nhất. Những lúc này, nếu phản ứng đặt lệnh bằng tay có thể sẽ không hiệu quả.
  • Luôn luôn giới hạn được mức thua lỗ mà Trader phải chịu. Khi giá đạt đến ngưỡng của Stop Loss thì giao dịch cũng được tự động xử lý. Dù có thua lỗ, thì khoản lỗ này cũng đã được các Trader dự đoán trước, hiểu được định mức của nó và không quá sock để có thể bắt đầu chuẩn bị cho các phiên giao dịch tiếp theo.
Stop Loss hạn chế khoản thua lỗ ngoài kiểm soát
Stop Loss hạn chế khoản thua lỗ ngoài kiểm soát

Nhược điểm

  • Với những Trader giao dịch lướt sóng, thì Stop Loss có thể sẽ là một rào cản. Trong các giao dịch ngắn hạn, tín hiệu giao dịch thường kém chính xác và Trader cần nắm bắt nhanh chóng thời điểm vào lệnh, thoát lệnh. Do đó lệnh Stop Loss ít khi được sử dụng.
  • Dự đoán không đúng giới hạn của Stop Loss sẽ khiến Trader mất đi khoản lợi nhuận khổng lồ. Trong trường hợp giá đến đúng điểm Stop Loss lại quay đầu ngược lại. Lúc này, Trader sẽ bị quét Stop Loss và lệnh giao dịch bị ngừng lại, tuột khoản lợi nhuận ra khỏi tầm tay.

Những sai lầm thường gặp khi đặt lệnh cắt lỗ Stop Loss

Mặc dù trên nguyên tắc thì Stop Loss gần như hữu ích với bất kỳ giao dịch Forex nào, với bất kỳ nhà đầu tư nào. Tuy nhiên, vẫn có nhiều Trader hiểu sai ý nghĩa củ Stop Loss, từ đó giao dịch trở thành một thảm họa thật sự. Theo thống kê, số lượng Trader từ chối Stop Loss không phải là con số nhỏ và đa phần họ đều mắc phải những sai lầm dưới đây:

Không đặt lệnh cắt lỗ

Đặt Stop Loss làm gì? Đặt lệnh cắt lỗ sẽ chỉ khiến sàn quét Stop Loss và làm mất đi khoản lợi nhuận. Đây chính là tâm lý phổ biến ở những Trader không sử dụng lệnh này trong giao dịch. Vậy vấn đề này được lý giải như thế nào?

Trước hết, bạn nên hiểu rằng nếu bạn đã từng đặt lệnh Stop Loss và vị quét nhiều lần, sau đó quyết định không sử dụng Stop Loss nữa. Nguyên nhân vì đâu? Hãy xem lại chiến lược giao dịch của mình. Vấn đề chính là ở bạn đã không xác định được mức Stop Loss phù hợp. Vì vậy trong các giai đoạn biến động ngắn của thị trường, giá có thể chạm đến Stop Loss rồi ngay lập tức quay đầu. Lúc này, việc của bạn chính là hãy đặt Stop Loss xa hơn và yêu cầu nó vẫn nằm trong giới hạn cho phép thua lỗ của bạn, cân đối hiệu quả với nguồn vốn.

Không đặt lệnh cắt lỗ sẽ khiến bạn gặp nhiều rủi ro hơn
Không đặt lệnh cắt lỗ sẽ khiến bạn gặp nhiều rủi ro hơn

Một điều thứ 2 mà ít Trader để ý, chính là bạn chọn sàn Forex nào để giao dịch. Điều hiển nhiên là sử dụng Stop Loss sẽ khiến bạn mất một khoản phí spread cho nhà môi giới. Họ tồn tại và hoạt động dựa trên các khoản phí thu được từ Trader. Nhưng trên thực tế lại có những Trader thiếu kinh nghiệm đến mức chọn sàn Forex có mức spread thậm chí đến 3 pip hoặc hơn! Lúc này, một phần thua lỗ của bạn chính bởi bị sàn Forex hút máu. Ở trường hợp này, bạn cũng phải trách chính bản thân mình đã không trách nhiệm với những đồng vốn xương máu của mình. Làm thế nào bạn vừa chống chọi được với thị trường vừa phải chi trả các khoản phí khổng lồ cho nhà môi giới mà lại có được lợi nhuận tốt? Vì vậy, hãy chọn sàn Forex uy tín để giao dịch. Đây chính là mấu chốt quan trọng đầu tiên để bước chân vào thị trường của bất kỳ Trader nào.

Chọn đặt lệnh bằng tay khi thị trường biến động

Về sai lầm này, chúng ta có thể thấy được có đến hàng nghìn Trader ủng hộ. Bạn sẽ cắt lỗ bằng tay khi giá chạm ngưỡng dự định của mình? Điều này nghe có vẻ khá ổn. Tuy nhiên trước tiên bạn cần đối mặt với 2 vấn đề:

  • Thứ nhất là cần phải có thời gian ngồi túc trực trước màn hình để theo dõi biến động thị trường.
  • Thứ hai là bạn có chắc được mình sẽ có đủ tâm lý và lý trí để cắt lỗ ở mức mà bạn dự định cắt lỗ?

Về yêu cầu thứ nhất, chúng ta có thể mặc định là bạn đáp ứng được. Chúng ta xét ở yêu cầu thứ 2, tâm lý của các Trader sẽ thế nào trong trường hợp này?

Đặt ví dụ bạn đặt tiêu chauanr thua lỗ tối đa là 100 USD, bạn đinh ninh rằng khi giá chạm ngưỡng đó, bạn sẽ đặt lệnh cắt lỗ bằng tay.

Thế nhưng khi giá đã chạm đến mức thua lỗ 100 USD, bạn lại phân vân liệu có nên cắt hay không. Biết đâu đây chỉ là một biến động giá ngắn thì sao?b Giá có thể quay đầu vào điểm chốt hòa và khi đó mình sẽ cắt lệnh. Đấy, những lời thầm thì từ tâm trí này luôn thường trực để xuất hiện trong tâm tưởng Trader, và sự do dự chần chừ là điều mà nhiều người mắc phải.

Đặt lệnh dừng lỗ thủ công có thể gặp các rủi ro lớn vì vấn đề tâm lý
Đặt lệnh dừng lỗ thủ công có thể gặp các rủi ro lớn vì vấn đề tâm lý

Khi mức thua lỗ nặng thêm, chẳng hạn đến 300 USD chẳng hạn, nhiều Trader lại có tâm lý thách thức: Đã để đến mức này rồi, tôi sẽ chơi tới cùng, không lẽ đã rớt đến mức đó lại không hồi lên? Thế là nhiều người đã thực sự giữ lệnh lại, không đặt Stop Loss.

Về xác suất, thì rõ ràng có rất nhiều trường hợp ngâm lỗ và may mắn giá quay đầu, chốt lời hiệu quả hoặc chốt hòa. Tuy nhiên đời không như là mơ, số lượng các phiên giao dịch thua lỗ luôn nhiều hơn. Thậm chí nếu sử dụng đòn bẩy cao, bạn còn có nguy cơ cháy tài khoản.

Trải qua nhiều lần như thế, bạn sẽ thấy được Stop Loss quan trọng như thế nào. Trước tiên chinh la phải đặt lệnh Stop Loss. Còn đặt nó như thế nào cho hợp lệ, đó là cả một hành trình dài để học hỏi và trau dồi kỹ năng đầu tư của bạn. Dù trong nhiều trường hợp, Stop Loss có thể là cực đoan, nhưng rõ ràng xét trên tổng thể giao dịch thì nó vẫn cho thấy giá trị lợi ích của mình.

Đặt lệnh quá gần

Một trong những sai lầm khi đặt Stop Loss tiếp theo chính là đặt Stop Loss quá gần. Bạn biết đấy, muốn trúng quả lớn phải chấp nhận mạo hiểm. Nếu bạn đặt mình vào vị thế quá an toàn thì làm sao đảm bảo được lợi nhuận như kỳ vọng? 

Stop Loss được đặt gần sẽ giảm thiểu khoản lỗ, tuy nhiên trường hợp bạn bị quét Stop Loss lại nhiều hơn bình thường. Vì trong một khoảng giá quá nhỏ, thì giá có thể di chuyển và biến thiên liên tục. Đây chính là đặc trưng của thị trường Forex. Thị trường sẽ luôn chuyển động giá lên xuống tạo thành những con sóng nhỏ trong một chu kỳ giá lớn hơn.

Cắt lỗ quá gần không phải là chiến lược đầu tư thông minh
Cắt lỗ quá gần không phải là chiến lược đầu tư thông minh

Ví dụ như trong 1 xu hướng tăng, thì giá vẫn có thể tăng giảm tùy biến. Tuy nhiên tổng thể của xu hướng thì vẫn tăng. Nếu bạn đặt Stop Loss quá gần thì chỉ với vài đợt dao động nhỏ đã khiến bạn dừng cuộc chơi, cơ hội chờ đợi giá quay về đúng xu hướng dự báo sẽ bị giảm thiểu đáng kể. Vì vậy, đây không phải là một chiến lược giao dịch an toàn.

Do đó, bạn cũng cần để một khoản không gian đủ rộng để các cơn sóng nhỏ dao động, đủ để nó có thể chạy đến điểm chốt lời mà không quét qua Stop Loss.

Đặt lệnh quá xa

Ngược lại với việc đặt Stop Loss quá gần là nhiều Trader lại chọn đặt Stop Loss quá xa. Đặt xa sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn, an toàn hơn khi tránh được các đợt quét Stop Loss. Tuy nhiên, trong trường hợp giá chạm mốc Stop Loss thì khoản thua lỗ của bạn cũng nhiều hơn.

Theo thống kê, thì những Trader đặt Stop Loss quá xa thường sẽ có tỷ lệ R:R (Risk:Reward - Lợi nhuận: Thua lỗ) không tốt. Đặt Stop Loss xa yêu cầu bạn phải là một người có sự kiên nhẫn đủ cũng như có được một hệ thống giao dịch tốt. Khi R:R không an toàn thì dĩ nhiên việc kiếm lời cũng khó đạt được như mong muốn, thậm chí là bất khả thi.

Đặt lệnh xa sẽ khiến thua lỗ nhiều thêm
Đặt lệnh xa sẽ khiến thua lỗ nhiều thêm

Có nghĩa là, nếu chiến lược giao dịch của bạn đã sai, thì Stop Loss xa bao nhiêu cũng sẽ không mang đến cho bạn khoản lợi nhuận như kỳ vọng. Ngược lại, nguy cơ thua lỗ càng tăng lên. Cân nhắc giới hạn và khoảng giá để đặt Stop Loss sẽ cấn cần thiết và chỉ khi đáp ứng được điều này, nhà đầu tư mới có thể kiểm soát được hiệu quả các giao dịch của mình.

Dời và thả Stop Loss khi thị trường biến động

Đây cũng là một trong những sai lầm mà nhiều nhà đầu tư mắc phải. Có rất nhiều Trader chọn cách dời Stop Loss ra xa hơn, hoặc thậm chí là thả luôn Stop Loss khi thị trường chạy ngược với mong muốn của mình. Điều này cũng có nghĩa là bạn đang giao dịch với không có Stop Loss. Còn việc dời Stop Loss gần như là vô nghĩa. Bạn dời đi thế nào, giá cũng có khả năng chạy đến mức ấy. Vì vậy, cơ bản chính là phải đảm bảo được giới hạn thua lỗ của mình và kiên định với giới hạn này. Nếu không, đừng trách vì sao Stop Loss lại khiến bạn bị cháy tài khoản.

Vì vậy, nếu bạn đã xác định giới hạn cắt lỗ cho mình, thì hãy tuân thủ nó và đừng quá giao động khi thị trường có biến thiên.

Đặt lệnh Stop Loss như thế nào?

Đặt lệnh dừng lỗ Stop Loss như thế nào cho hiệu quả luôn là trăn trở của những nhà đầu tư chân chính. Đặt Stop Loss quá gần sẽ khiến bạn mất đi cơ hội, đặt quá xa sẽ khiến bạn có nguy cơ thua lỗ nhiều hơn. Như vậy, làm thế nào để tối ưu được chiến lược giao dịch cùng Stop Loss?

Hãy tuân thủ nguyên tắc đặt Stop Loss từ những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trước khi đặt lệnh cắt lỗ, bạn hãy tự mình tìm hiểu và trả lời được các vấn đề liên quan đến cặp tiền tệ mà bạn đang giao dịch:

  • Bạn có thể chấp nhận được mức thua lỗ tối đa là bao nhiêu? Mức đó ảnh hưởng như thế nào để khoản vốn mà bạn đang có?
  • Vị thế của bạn có thật sự ổn hay không? Sự biến động thị trường của tiền tệ bạn đang giao dịch diễn ra như thế nào? Xu hướng gần đây tăng hay giảm và nguyên nhân của sự tăng/ giảm đó là gì? Nó có thể là xu hướng chính hay không?
  • Chiến lược giao dịch của mình như thế nào? Chiến lược này có khả thi hay không và căn cứ nào để bạn xây dựng chiến lược đó?
  • Bạn có những ngân quỹ nào để hoạt động? Mức cắt lỗ nếu xảy ra thì bạn vẫn đủ tài khoản cho các giao dịch tiếp theo?
  • Nên sử dụng mức đòn bẩy nào và mức đòn bẩy đó ảnh hưởng thế nào đến Stop Loss. Trong trường hợp giao dịch không như kỳ vọng và buộc phải Stop Loss, thì mức thua lỗ vì đòn bẩy là bao nhiêu? Nó có phải là mức bạn chấp nhận được hay không?
Chiến lược giao dịch Stop Loss phụ thuộc vào từng nhà đầu tư
Chiến lược giao dịch Stop Loss phụ thuộc vào từng nhà đầu tư

Nhìn chung thì, không một Trader nào đặt lệnh cắt lỗ giống một Trader nào. Nhiều người sẽ đặt vị trí cắt lỗ dựa trên tổng số vốn và mức độ “chịu chơi” của mình. Một vài Trader cẩn trọng hơn sẽ đặt Stop Loss dựa vào chỉ báo kỹ thuật. Tuy nhiên, để có thể đặt được vị trí cắt lỗ tốt nhất, bạn nên cân nhắc đến các yếu tố sau đây:

Khoảng thời gian đầu tư của bạn là bao nhiêu. Đầu tư lướt sóng, đầu tư trong ngày và đầu tư dài hạn sẽ có các mức khoảng giá biến thiên khác nhau. Vì vậy tương ứng với khoảng thời gian đầu tư đó, bạn cũng sẽ có được chọn lựa giới hạn Stop Loss phù hợp.

Sản phẩm đầu tư, thị trường đầu tư là Forex, là hàng hóa hay chứng khoán, chỉ số.

Sự biến động của công cụ mà bạn giao dịch.

Có một nghịch lý là các nhà đầu tư nghiệp dư thường sẽ đặt lệnh trước. Lệnh này được đặt với khối lượng gần như tùy ý. Sau đó họ sẽ xác định vị trí Stop Loss như thế nào. Trong khi đó, các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì lại có quy trình ngược lại. Chính vì vậy, lời hay lỗ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược giao dịch của bạn. Chỉ một sai sót nhỏ, thì những cố gắng và nỗ lực của bạn có thể sẽ hoàn toàn tan biến.

Stop Loss có rủi ro hay không?

Sau tất cả những thông tin trên, chúng ta có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi này. Stop Loss chỉ là một công cụ tùy chọn để giúp nhà đầu tư có thể quản lý rủi ro. Mặc dù nó cho thấy hiệu quả đa phần là tích cực, nhưng trên thực tế vẫn có rất nhiều Trader không sử dụng nó. Theo chúng tôi, thì dù thế nào, dù bạn là một nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm bao nhiêu, hãy sử dụng Stop Loss trong các giao dịch của mình.

Những chiến lược giao dịch không có lệnh cắt lỗ thì nên thực hiện thế nào? Nó sẽ hiệu quả vì trong các giai đoạn thị trường biến động mạnh, nhà đầu tư không cần lo lắng đến việc thoát khỏi vị trí và chờ đợi thị trường về đúng quỹ đạo mong muốn. Nếu chọn không Stop Loss khi giao dịch, bạn hãy cân nhắc sử dụng mức đòn bẩy thấp, hoặc thậm chí là không có đòn bẩy. Như vậy rủi ro cũng sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Stop Loss vẫn có rủi ro nếu bạn xác định xu hướng không chính xác
Stop Loss vẫn có rủi ro nếu bạn xác định xu hướng không chính xác

Stop Loss vẫn có rủi ro nhất định. Nó sẽ khiến bạn thoát khỏi thị trường khi giá chạm ngưỡng thua lỗ mà bạn chấp nhận được. Trong trường hợp thị trường đột ngột quay đầu, bạn sẽ mất đi cơ hội chốt lời cho mình. Vì vậy, trong một số trường hợp cần thiết, bạn vẫn có thể giao dịch khi không cần đặt Stop Loss hoặc cũng có thể đặt Stop Loss xa, với điều kiện cơ bản là giao dịch của bạn phải tuân thủ đúng xu hướng dài hạn của thị trường. Đây cũng là nguyên tắc chung để giao dịch không thua lỗ.

Vậy xu hướng chính cho giá cả tiền tệ là gì? Tất cả các biến động giá đều sẽ phục thuộc vào 2 nguyên nhân cơ bản sau đây:

  • Nguyên nhân về kinh tế: Lãi suất Ngân hàng Trung ương, cán cân thanh toán quốc tế.
  • Nguyên nhân về chính trị: Lập trường và điều kiện chính trị của chính phủ.

Nhà đầu tư có thể hiểu đơn giản rằng, nếu kinh tế và chính trị của một quốc gia ổn định, thì dĩ nhiên đồng tiền của quốc gia đó cũng sẽ ổn định và cơ hội tăng giá là rất cao. Đây là phân tích cơ bản nhất và để đảm bảo an toàn cho các giao dịch không có Stop Loss, tốt nhất Trader cũng nên chọn các đồng tiền có tốc độ phát triển tốt. Giá của chúng có thể lên xuống trong các giai đoạn ngắn hạn. Tuy nhiên đặt trong một xu hướng dài hạn thì nó vẫn theo đúng dự đoán của bạn

Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi thường gặp về khái niệm Stop Loss khi giao dịch Forex.

Kết luận

Giao dịch Forex luôn tiềm ẩn rủi ro, chính vì vậy lệnh cắt lỗ Stop Loss chính là công cụ hữu ích để bạn có thể quản lý giao dịch và giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư ngoại hối của mình. Đặt lệnh cắt lỗ như thế nào phụ thuộc vào chiến lược của từng nhà giao dịch. Nếu bạn tin tưởng mình có thể quản lý tốt vị thế của bạn, bạn có thể bỏ qua Stop Loss.

Tuy nhiên, cắt lỗ luôn là một công cụ mang tính tất yếu và nó sẽ hữu ích trong 90% giao dịch của một nhà đầu tư. Do đó, chúng tôi khuyến khích Trader cần đặt lệnh Stop Loss trong bất cứ giao dịch nào. Để hạn chế tối đa rủi ro, hãy chọn các sàn Forex có mức phí thấp cũng như học hỏi các kỹ năng đọc vị thị trường để có được dự đoán chính xác nhất.

Bài viết bởi Vương Anh Quân
Chào mừng bạn đến với Kichtran.com. Đây là nơi mà Quân và team tập trung vào việc cung cấp kiến thức, thông tin mới nhất về đầu tư nói chung và đầu tư ngoại hối Forex nói riêng. Ngoài ra, mình là một người yêu thích viết lách, công nghệ. Hy vọng lớn nhất với blog này của Quân là có thể giúp đỡ được bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính một cách chính xác, vui vẻ nhất. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crossmenu