Trong thị trường chứng khoán, Vn-Index là một trong những chỉ số được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa của chỉ số này nhé.
Mỗi chỉ số trong thị trường chứng khoán đều có nhiệm vụ chính là giúp nhà đầu tư nhận biết sự biến động của giá cả, thị trường. Và Vn-Index cũng như vậy. Tuy nhiên, không phải chỉ số nào cũng có ý nghĩa, tính ứng dụng giống nhau. Bài viết này của team Kịch Trần sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về Vn-Index là gì để ứng dụng chỉ số này hiệu quả hơn.
Ngày nay, tivi hay báo đài thường nhắc đến chỉ số giá thị trường Index tăng bao nhiêu điểm, bao nhiêu phần trăm. Vậy những chỉ số, con số này thể hiện điều gì và chúng có ảnh hưởng như thế nào đến việc đầu tư trên thị trường chứng khoán?
Có thể hiểu đơn giản, chỉ số giá thị trường Index là tổng hợp giá trên thị trường chứng khoán, thể hiện giá thị trường đang dao động theo xu hướng tăng hay giảm để nhà đầu tư nắm được.
Khi thị trường đang có xu hướng tăng thì phần lớn các cổ phiếu đều tăng. Tuy nhiên, mức tăng của mỗi cổ phiếu sẽ không giống nhau vì mỗi cổ phiếu đều có nội tại riêng. Do đó, nếu bạn đang sở hữu cổ phiếu hạng kém nhưng vào thời điểm thị trường tốt lên thì cổ phiếu của bạn vẫn có khả năng lên giá.
Ở Việt Nam, có 3 chỉ số giá thị trường chính là Vn-Index, HNX Index, UPCOM Index. Và bài viết hôm nay, chúng ta sẽ phân tích cụ thể về 1 trong 3 chỉ số trên, là Vn-Index.
Vn-Index là chỉ số phản ánh diễn biến giá cả của các cổ phiếu đang niêm yết ở Sàn Chứng khoán TP HCM (gọi tắt là HOSE). Chỉ số này được tổng hợp, tính toán dựa vào giá trị vốn hóa thị trường của toàn bộ các công ty đang niêm yết trên HOSE.
Thông qua Vn-Index, nhà đầu tư có thể biết được sàn HOSE đã thay đổi như thế nào so với thời điểm thị trường đi vào hoạt động. Đây cũng là cách để nhà đầu tư nhìn thấy được quy mô, giá trị của sàn.
Năm 2006, là một cột mốc quan trọng đối với kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Đây là năm Việt Nam gia nhập WTO, thị trường chứng khoán đã có một khoảng thời gian tăng nóng rõ rệt. Tuy nhiên, sau đà tăng nhanh đó, thị trường lại có những phiên giảm điểm liên tục.
Năm 2007 - năm hoàng kim của thị trường chứng khoán. Chính phủ có chính sách ưu đãi thuế với Doanh nghiệp niêm yết và các Doanh nghiệp Nhà nước tiến hành IPO trong năm 2007. Chỉ số Vn-Index tăng ấn tượng, gấp 4 lần so với năm 2006.
Năm 2008, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Đây là năm không mấy lạc quan của thị trường chứng khoán cùng nhà đầu tư.
Năm 2009, dưới sự kích cầu kinh tế của Chính Phủ, chỉ số Vn-Index có dấu hiệu tăng trở lại.
Năm 2010 - 10 năm kể từ thời điểm thị trường chứng khoán ra đời. Trong năm 2010, có đến 81 cổ phiếu mới chào sàn HOSE với tổng số lượng công ty chứng khoán là 102 công ty.
Tuy nhiên, đến năm 2011, thị trường chứng khoán Việt Nam lại tiếp tục trải qua khó khăn khi chỉ số Vn-Index giảm mạnh, chỉ còn 351 điểm vào cuối năm.
Mất 3 năm để phục hồi, đến năm 2014, thị trường chứng khoán bắt đầu ổn định hơn, chỉ số Vn-Index cuối năm đạt 546 điểm.
Giai đoạn từ 2015 đến 2019, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, cuối năm 2019, Việt Nam là khu vực có mức tăng điểm cao nhất trong Đông Nam Á.
Và đến đầu năm 2020, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, chỉ số Vn-Index cũng bị giảm đến 31%. Tuy nhiên, nhờ quá trình kiểm soát dịch bệnh và chính sách cắt giảm lãi suất của Chính phủ, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại hoạt động tại thị trường Việt Nam, sắc xanh cũng xuất hiện trở lại trên thị trường chứng khoán.
Chỉ số Vn-Index được tính theo công thức:
Hoặc:
Trong đó:
Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị của chỉ số không chỉ phụ thuộc vào giá cổ phiếu mà còn bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố khác như: tách, gộp, thêm hay bớt cổ phiếu. Điều này sẽ làm cho chỉ số báo cáo ngày không đồng nhất. Vì vậy, nhà đầu tư cần đưa thêm các nhân tố trên vào công thức tính như sau:
Khí đó, chúng ta xét theo các trường hợp như sau:
Để hiểu rõ hơn về cách tính chỉ số Vn-Index, chúng ta cùng phân tích 1 ví dụ cụ thể:
Giả sử vào ngày phát hành đầu tiên, sàn HOSE có 3 cổ phiếu là A,B,C.
Sau phiên giao dịch đầu tiên, giá trị vốn hóa của thị trường là 474 tỷ VNĐ. Giá trị này sẽ được lấy làm giá trị gốc cho chỉ số Vn-Index (~100 điểm). Với phiên giao dịch thứ 2, chúng ta có kết quả như sau:
Sau phiên giao dịch thứ 2, giá của cổ phiếu B vẫn giữ nguyên (17.000 VNĐ/cổ phiếu) nên giá trị vốn hóa thị trường của công ty vẫn không đổi.
Nhưng cổ phiếu A và C đã có sự thay đổi. Cụ thể: Cổ phiếu A tăng 500 VNĐ/cổ phiếu làm cho giá trị vốn hóa thị trường của công ty này tăng so với phiên giao dịch đầu tiên là 7,5 tỷ VNĐ (~ 3,33%). Và cổ phiếu C giảm 500 VNĐ/cổ phiếu làm cho giá trị vốn hóa thị trường của công ty này giảm 2,25 tỷ VNĐ (~5%).
Như vậy, sau phiên giao dịch thứ 2, giá trị vốn hóa của thị trường 5,25 tỷ VNĐ.
Áp dụng công thức tính như trên, điểm số thị trường sau phiên giao dịch thứ 2 là:
(479,45/474)x100 = 101,11 điểm. Đồng nghĩa, mức tăng của thị trường là 1,11%.
Qua ví dụ này có thể thấy, cách tính chỉ số Vn-Index khá đơn giản. Chỉ là hiện nay, quy mô thị trường ngày càng mở rộng nên phép tính sẽ trở nên cồng kềnh hơn.
Cũng như các chỉ số khác, Vn-Index sẽ được thể hiện bằng biểu đồ để nhà đầu tư dễ dàng quan sát. Sự thay đổi, lên xuống trên biểu đồ chính là sự thay đổi, tăng giảm giá của cổ phiếu.
Có 3 loại biểu đồ được sử dụng phổ biến là:
Đây là dạng biểu đồ được sử dụng nhiều nhất. Biểu đồ này được tạo ra bởi các đường nối các giá trị đóng của phiên giao dịch trong 1 khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này có thể là hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng, tùy thuộc vào mỗi sàn giao dịch.
Với dạng biểu đồ này, sự thay đổi của giá thị trường sẽ được thể hiện thông qua các thanh đứng. Cũng giống như biểu đồ đường thẳng, khoảng thời gian thể hiện trong biểu đồ thanh sẽ phụ thuộc vào mỗi sàn giao dịch.
Điểm khác biệt của biểu đồ nến và biểu đồ thanh là cách đánh dấu. Nếu biểu đồ thanh, các mức giá được thể hiện bằng thanh đứng thì ở biểu đồ nến, những giá trị đó được đánh dấu bằng thân nến.
Mỗi loại biểu đồ sẽ có ưu điểm, đặc trưng riêng. Mỗi nhà đầu tư sẽ tự lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp.
Muốn ứng dụng chỉ số chứng khoán hiệu quả, bạn cần hiểu được ý nghĩa của chỉ số đó là gì. Vn-Index là chỉ số thiết yếu trong thị trường chứng khoán, do đó, nó chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Thông qua chỉ số Vn-Index, chúng ta biết được giá của cổ phiếu tại HOSE biến động như thế nào. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, chỉ số này còn có ý nghĩa trong việc thể hiện thái độ, tâm lý của các nhà đầu tư với nền kinh tế Việt Nam.
Một ví dụ cụ thể để phân tích về điều này: Khi chỉ số Vn-Index giảm, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang thăm dò hoặc có ý định rút khỏi thị trường. Qua đó, bạn có thể biết được tâm lý của họ với thị trường trong thời điểm đó.
Phần lớn các chỉ số chứng khoán đều ít nhiều thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế. Và Vn-Index cũng không ngoại lệ.
Chúng ta có thể nhìn thấy vấn đề này giống như một vòng tuần hoàn. Nếu các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, phát triển tốt thì nền kinh tế cũng nhờ đó mà phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ. Và khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp lại có nguồn lực để duy trì hiệu quả hoạt động. Khi đó, thị trường chứng khoán cũng có cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn.
Cũng như ý nghĩa trên, nếu chỉ số Vn-Index giảm, đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu tụt dốc, suy thoái.
Nếu chỉ dùng Vn-Index để đánh giá sự phát triển của thị trường thì có thể không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Vn-Index sẽ hỗ trợ rất hiệu quả trong quá trình nhà đầu tư đánh giá thị trường, lên kế hoạch đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.
Một minh chứng cụ thể cho điều này, vào cuối năm 2017, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra khiến giá trị đầu tư chứng khoán giảm, kéo theo đó là sự sụt giảm giá của cổ phiếu. Từ những dấu hiệu đó, một lượng lớn các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu để chuyển sang một kênh đầu tư, tích lũy tài chính khác.
Có thể hiểu, hiệu suất của thị trường chính là tỷ lệ giữa giá trị vốn hóa của thị trường tại thời điểm hiện tại so với giá trị vốn hóa của thị trường tại ngày đầu tiên giao dịch.
Thông qua Vn-Index, nhà đầu tư hay trader sẽ xác định được hiệu suất của thị trường có ổn định hay không. Qua đó sẽ có kế hoạch đầu tư phù hợp.
Ví dụ kết thúc phiên giao dịch ngày 1/1/2021, chỉ số Vn-Index đạt 445.5 điểm thì có thể hiểu là hiệu quả của thị trường so với ngày phát hành gốc là 445.5 lần.
Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi sau các cuộc khủng hoảng, suy thoái, các chỉ số chứng khoán cũng có sự thay đổi. Thông qua các chỉ số nói chung và chỉ số nói riêng, nhà đầu tư sẽ thấy được sự thay đổi của nền kinh tế khá rõ rệt.
Có 3 yếu tố ảnh hưởng lớn đến chỉ số Vn-Index là:
Khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp tăng trưởng tốt, các nhà đầu tư sẽ dành sự quan tâm cho cổ phiếu. Nhờ đó, chỉ số Vn-Index có dấu hiệu tăng.
Ví dụ như: giai đoạn năm 2016 - đầu năm 2018 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có diễn biến tương đối tích cực, mã chứng khoán niêm yết không ngừng tăng. Từ đó, chỉ số Vn-Index tăng mạnh từ 600 lên 1000 điểm.
Quy luật cung - cầu có tác động lớn đến giá trị của cổ phiếu. Do đó, tâm lý của nhà đầu tư cũng có vai trò quan trọng trong chứng khoán.
Nếu nhà đầu tư cảm thấy tương lai của thị trường không khả quan, họ sẽ bán cổ phiếu, điều này sẽ làm cho thị trường đi xuống. Ngược lại, nếu nhà đầu tư thấy thị trường có thể phát triển mạnh mẽ hơn, họ sẽ tiếp tục mua cổ phiếu, từ đó thị trường tăng cao.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là động lực để thúc đẩy giá cổ phiếu. Mà giá cổ phiếu và chỉ số Vn-Index có tỉ lệ thuận. Đồng nghĩa với việc lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, kéo theo giá cổ phiếu tăng và ngược lại.
Muốn đánh giá chính xác biến động của thị trường chứng khoán, ngoài Vn-Index, nhà đầu tư có thể ứng dụng thêm một số chỉ số khác như:
Tương tự như Vn-Index là chỉ số mô phỏng các cổ phiếu tại Sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM thì HNX Index là chỉ số giá cổ phiếu giao dịch tại Sàn giao dịch Hà Nội.
Chỉ số này được sử dụng để đánh giá về thị trường, các công ty được niêm yết tại HNX.
UPCOM Index là chỉ số tổng hợp của các cổ phiếu trên sàn UPCOM. Đây là sàn giao dịch của các doanh nghiệp đại chúng nhưng chưa niêm yết.
Mặc dù có ý nghĩa vô cùng to lớn trong thị trường chứng khoán, nhưng Vn-Index vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Và hạn chế lớn nhất của chỉ số này chính là mẫu dữ liệu.
Chỉ số Vn-Index sử dụng giá trị vốn hóa của các công ty niêm yết trên sàn, đồng nghĩa với việc chỉ số sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các công ty lớn. Nếu như ở các nước phát triển, họ sẽ sử dụng trọng số để hạn chế sự ảnh hưởng của các công ty này đến bộ chỉ số chứng khoán thì chỉ số Vn-Index vẫn chưa hoàn thiện được điều đó.
Thông thường khi Vn-Index giảm, nhà đầu tư sẽ đánh giá các công ty đều có khả năng có vấn đề và dẫn đến quyết định bán cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu bạn đang sở hữu cổ phiếu của một công ty có tốc độ tăng trưởng tốt nhưng chỉ là công ty nhỏ thì mọi chỉ số báo cáo đều ổn định và khá tốt. Và khi chỉ số Vn-Index giảm không đồng nghĩa với việc công ty đó gặp khó khăn, bởi lẽ, nó chỉ là công ty nhỏ nên tốc độ tăng trưởng của nó không đủ sức để ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số.
Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp về VnIndex.
Trên thực tế, chỉ số Vn-Index vẫn còn một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, Vn-Index vẫn được đánh giá là chỉ số cơ bản, quan trọng trong thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn tích lũy thêm một số kiến thức bổ ích về thị trường chứng khoán và chỉ số Vn-Index là gì để có những quyết định đầu tư hiệu quả.